Dòng sông quê

Cuối mùa hạ, những con sông như đã bị vắt kiệt dòng. Thời gian này, người dân quê tôi mong mưa hơn bao giờ hết bởi lúa đang mùa thai nghén và cây trái trong vườn nhà đang chớm khát khô…

Dòng sông quê hiền hòa, đã bao lần tắm tưới tuổi thơ tôi. Ảnh minh họa: T.L
Dòng sông quê hiền hòa, đã bao lần tắm tưới tuổi thơ tôi. Ảnh minh họa: T.L

Nhà tôi ở ven sông. Tuổi thơ tôi bồng bềnh theo con nước. Khi lên chín, lên mười, bọn trẻ làng tôi đã biết lặn ngụp dưới ao sâu. Tôi không nhớ là tự bao giờ tôi đã cảm nhận được dòng sông quê mình hiền hòa và dễ thương như… mẹ. Sông chở tôi từ bờ bên này sang bờ bên kia mà không đòi hỏi gì. Sông tặng tôi những giề lục bình xinh xinh có những cánh hoa màu tim tím. Sông biếu tôi những nhánh cây nhỏ trôi lơ thơ khi triều xuống, khi lũ về và tiếng chim vịt kêu chiều nghe rưng rức, bi ai.

Ngày xưa, mỗi trưa đi học về là tôi nhảy ùm xuống sông, nhờ sông lấy đi cái mệt mỏi, cái nóng oi ả của miền xích đạo đang hoành hành khắp người tôi. Thói quen ấy đã hình thành từ nhiều năm, và không thể dứt bỏ bởi công việc đồng áng của tôi nhiều vất vả, bụi bặm. Đó là những ngày nghỉ hè giúp mẹ phụ việc nhà nông.

Sông dạy tôi cách thả lưới giăng câu, cách đặt đăng, đặt lờ. Sông chỉ cho tôi biết khúc nào có nhiều tôm cá, khúc nào nông sâu. Sông cho tôi kinh nghiệm về từng loại mồi để quyến rũ mỗi loài cá. Cá rô phi khoái ăn mồi tép, cá rô đồng khoái khẩu mồi giun, cá lóc mê mẩn mồi ếch, nhái…

Ngày đó chúng tôi dùng sông làm sân chơi, thi bơi thi lặn nhiều kiểu, nhiều trò. Bơi thì có bơi ếch, bơi bướm, bơi chó, bơi sải, bơi ngửa, bơi đứng, bơi trườn... Lặn thì có lặn sâu, lặn dài. Sông như tấm nệm mềm, chúng tôi chơi trồng chuối, chơi banh tù, banh xa mà không lo té đau.

…Nhưng ngày vui thường qua mau và những ngày xưa vui vẻ ấy giờ đã xa rồi. Tôi sống nơi xa sông, xa biển, xa cái nóng oi ả của miệt đồng bằng. Quanh năm khí trời lạnh ngắt, sương mù giăng kín, đồi núi điệp trùng u tịch. Những hồ nước nhân tạo nơi này không dành cho bơi lội. Nó sâu hun hút, nguy hiểm chực chờ. Đôi khi ngứa ngáy chân tay cũng muốn nhảy đại xuống đó để múa máy vài vòng cho khỏe người nhưng nghĩ đến cái lạnh thấu xương thì lại thôi.

Xem tivi, nghe đài, đọc báo mới biết bây giờ sông không còn hiền hòa như trước. Khô cằn, hằn học khi trời hạn hán. Giận dữ, cuồng nộ khi mùa mưa về. Sông đe dọa mạng sống và tài sản con người bởi sự lở lói, xói móc của nó. Hậu quả bi thương con người phải gánh chịu do việc làm của mình. Rừng bị tàn phá, cát sông bị hút vô tội vạ, tích nước, ngăn dòng.

Mỗi lần về quê tôi lại đến với sông. Nghe sông khóc vì ô nhiễm, vì điện giật, vì thương tích do trái nổ mà xót xa, buồn buồn. Ngắm làng quê sau bao năm xa cách đã không còn nét dịu dàng, êm ả, an lành như xưa. Xe cộ lao vun vút trên đường quê khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Nếp sống thị thành đang rập rình đâu đó, vài mái đầu xanh đỏ, áo hở ngực, lồi rốn đã lởn vởn ở quê. Thèm được nghe tiếng gọi “đò ơi” mỗi khi mẹ đi chợ về, để mừng khấp khởi với mớ quà quê… giờ đã không còn. Cầu bê-tông đã nối hai bờ, thuận tiện và kỳ vĩ nhưng sao lòng vẫn tiếc nuối vu vơ.

Sông ơi tôi đã về, đã đứng bên cạnh sông đây, nhưng không thể cùng sông đùa vui thỏa thích. Không phải vì tôi đã già nên không dám cùng sông bơi lội tung tăng mà vì sông không còn trinh trắng như xưa nữa, sông đã nhiễm mùi ô uế của cuộc sống công nghiệp thị thành. Sông đã có bờ che, rào chắn. Sông là “bà góa phụ đẹp” bị nhốt trong lầu thơ, son phấn lòe loẹt, không dễ để tôi gần. Đành phải xa sông thôi, tiếc thương lắm nhưng biết làm sao khác.

Sông ơi!

http://baobaclieu.vn/
Đăng ngày 08/04/2013
LÝ THỊ MINH CHÂU
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 01:07 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 01:07 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 01:07 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 01:07 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 01:07 17/11/2024
Some text some message..