Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Với hơn một triệu cá thể xâm nhập vào các vùng biển phía đông và phía nam của Bắc Mỹ, cá Mao Tiên là thảm hoạ môi trường biển, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái từ Massachusetts đến Mexico. Hiện nay, các robot trong Dịch vụ Môi trường (RISE) đang làm việc với các đối tác để phát triển robot tiêu diệt cá mao tiên.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)
Robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Theo NOAA, cá mao tiên là một hiểm họa lớn của môi trường biển. Đây là loài cá bản địa đến từ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, các loài xâm lấn chưa được biết đến ở vùng biển nước Mỹ cho đến cách đây khoảng 25 năm.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Cá mao tiên giờ đã lan rộng đến tận Phía Bắc như New England và về phía Nam như Venezuela.  Chúng là những kẻ săn mồi mà không có kẻ thù tự nhiên, đây là một loài cá háu ăn và có chu kỳ sinh sản nhanh, con cái đẻ trứng 30.000 quả mỗi 4-5 ngày. Tồi tệ hơn, cá bản địa không phân biệt được chúng, do đó cá mao tiên chỉ việc bơi lên và ăn bất kỳ những con cá nào mà chúng muốn.

Kết quả sự phát triển loài này làm giảm đi 64% dân số quần thể trong rạn san hô mỗi năm, Cá mao tiên không phải loài lớn nhưng chúng có thể loại bỏ các loài cá nhỏ, các loài cá con của loài có giá trị thương mại như cá mú, cá chỉ vàng và quẩn thể động vật ăn cỏ ảnh hưởng đến sự sống của rạn san hô.

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng ở Hoa Kỳ và các nơi khác đã có những biện pháp tích cực chống lại cá mao tiên. Một trong những thành công lớn nhất là khuyến khích các thợ lặn giải trí đi săn cá với giải thưởng khi bắt được con cá lớn nhất. Các nhà hàng lớn cũng đem loài cá này vào thực đơn của họ vì thịt của chúng rất ngon.

Tuy nhiên số lượng loài cá này là rất lớn, để giúp đỡ việc săn bắn, RISE đã tham gia nghiên cứu để thử nghiệm một robot dưới nước ở Bermuda, được thiết kế để săn lùng và giết chết cá mao tiên bằng cách sử dụng một chiếc càng robot gây sốc điện.

Vì sao phải cần robot để bắt cá mao tiên?

Dự án chế tạo robot tiêu diệt cá mao tiên(Lionfish)

Vì thợ lặn giải trí chỉ lặn sâu từ 50 đến 80 ft (15 đến 25 m), khi thợ săn muốn xuống sâu hơn thì chi phí sẽ tốn kém hơn và cần kỹ thuật rất cao. Trong khi đó, quần thể cá mao tiêm sống sâu trong đáy biển và loài cá này phân bố rộng trong đáy biển do đó, không đủ thợ lặn để bắt chúng.

Mẫu robot đầu tiên thử nghiệm sẽ được điều khiển từ xa, khi robot phát hiện con mồi sẽ phóng điện làm cá bị sốc sau đó có một máy bơm tạo ra luồng nước hút xác chết vào lồng.

Mục tiêu của các nhà khoa học là nghiên cứu thiết bị phù hợp và không quá mắc để bán cho những ai muốn săn bắt loài cá này để tiêu thụ bởi vì cách tốt nhất để tiêu diệt một loài là tiêu thụ chúng.

Theo RISE
Đăng ngày 21/04/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Khoa học

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 13:52 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:52 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 13:52 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 13:52 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 13:52 08/11/2024
Some text some message..