Dự án “xử lý ao tôm” của sinh viên Việt thi quốc tế

Đó là dự án tận dụng vỏ cà phê làm nguyên liệu chính để chế tạo than hoạt tính, giúp giảm ảnh hưởng của các chất hóa sinh có thành phần chính là Cypermetherin trong ao, hồ nuôi tôm.

dai su moi truong Bayer
Lưu Quản Trọng (phải) cùng các Đại sứ Môi trường Bayer 2013 tham quan ao nuôi tôm tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tác giả dự án là Lưu Quản Trọng – sinh viên Trường Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Vượt qua 114 bài dự thi ở vòng tuyển chọn, thể hiện xuất sắc khả năng làm việc nhóm, tương tác với cộng đồng… tại hội trại sinh thái “Bảo tồn hôm nay - Bền vững tương lai” do Bayer Việt Nam tổ chức, sinh viên Lưu Quản Trọng trở thành người đại diện cho các Đại sứ Môi trường Bayer Việt Nam tham gia chương trình du khảo môi trường tại Đức. Chương trình diễn ra từ ngày 11 – 15.11 tới, với sự tham gia của các Đại sứ Môi trường Bayer đến từ 18 quốc gia trên thế giới. Tại đây, Trọng sẽ đại diện đoàn Việt Nam tham gia thuyết trình dự án, dự thi giải thưởng Nhà lãnh đạo môi trường trẻ tuổi Bayer toàn cầu.

Cùng với Trọng, sinh viên Đỗ Văn Thiện (Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM) cũng trở thành thành viên đoàn du khảo tại Đức sắp tới với Dự án “Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc không xả rác”.

Đại sứ Môi trường Bayer là chương trình hợp tác quốc tế giữa Tập đoàn Bayer và Ủy ban Môi trường thuộc Liên Hợp Quốc tổ chức, hướng đến việc tổ chức một sân chơi cho giới trẻ, qua đó, nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cũng như triển khai các chương trình hành động để cải thiện tình trạng môi trường tại cộng đồng mình. Tại Việt Nam, Chương trình Đại sứ Môi trường Bayer được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 với gần 100 sinh viên được phong danh Đại sứ Môi trường Bayer qua các năm. 

Báo Dân Việt
Đăng ngày 28/08/2013
thuận hải
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 08:30 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 08:30 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 08:30 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 08:30 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 08:30 27/11/2024
Some text some message..