Dự báo giá cá hồi nuôi của Canada sẽ tăng

Giá cá hồi nuôi của Canada dự kiến ​​sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm 2016, nguyên nhân do ảnh hưởng từ thị trường Chile bị dịch thủy triều đỏ.

cá hồi

Ông Dave Mergle - giám đốc quản lý của Hãng Ocean Quality Bắc Mỹ cho biết, giá cá hồi nuôi của Canada tăng gấp đôi, đối với một số kích cỡ từ ngày 1/1/2016 đến qua lễ Phục sinh, nguyên nhân một phần do ảnh hưởng dịch thủy triều đỏ xuất hiện ở Chile. Sau lễ Phục Sinh, giá giảm và chững lại, nhưng hiện nay giá đang có xu hướng tăng. Mức giá giảm chỉ là tạm thời – phụ thuộc vào xuất khẩu cá hồi của Chile - hy vọng giá vẫn ở mức cao.

Ông Mergle cho rằng, giá thị trường đang có xu hướng tăng và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2017, giá cá hồi cao có thể khiến người tiêu dùng chuyển sang dùng các sản phẩm giàu protein khác. Tuy nhiên, cá hồi vẫn là một trong những thực phẩm giàu protein giá rẻ nhất.

Ông Jeremy Dunn - Giám đốc điều hành của Hiệp hội nuôi cá hồi Canada cho rằng, diễn biến tăng giá cá hồi trên thế giới ảnh hưởng xấu đối với Chile và các nước nuôi cá hồi. Sự tăng giá trong thời gian ngắn có thể có lợi cho nhiều doanh nghiệp; nhưng về lâu dài, nó sẽ là một trở ngại đối với những người thường xuyên ăn cá hồi và gây khó khăn trong tiêu thụ cá hồi ở các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ.

Do hậu quả của thủy triều đỏ ở Chile, làm cho nhu cầu đối với cá hồi của Canada tăng trong quý I/2016 và tăng mạnh so với năm 2015, xuất khẩu tăng vọt lên đến 75.000 tấn. Năm 2015, xuất khẩu cá hồi của Canada đạt kỷ lục 431,6 triệu CAD (tương đương 335,6 triệu USD, 294,2 triệu EUR); trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ  nhiều nhất 52.150 tấn, trị giá 404,9 triệu CAD (tương đương 314,9 triệu USD, 276 triệu EUR).

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá hồi lớn thứ hai của Canada (sau Hoa Kỳ) với trị giá 9,2 triệu CAD (tương đương 7,2 triệu USD, 6,3 triệu EUR) trong năm 2015. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh vì nhu cầu thị trường tăng, do nền kinh tế Trung Quốc phát triển.

Kim ngạch xuất khẩu cá hồi của Canada sang châu Á năm 2015 tăng 30%, đạt 20,5 triệu CAD (tương đương 16 triệu USD, 14 triệu EUR), vượt mức kỷ lục đạt được vào năm 2013. Xuất khẩu tăng do được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Canada - Hàn Quốc, lần đầu tiên cho phép Canada xuất khẩu cá hồi tươi sang Hàn Quốc.

Vinanet, 21/05/2016
Đăng ngày 21/05/2016
Thủy Chung
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:40 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:40 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:40 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:40 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:40 27/11/2024
Some text some message..