Du lịch trải nghiệm ở cùng dân đánh cá Khuôn Thần

Du lịch ở nhà dân là loại hình đang khá phát triển ở Việt Nam với nhu cầu của khách muốn tiếp cận với văn hóa, nếp sinh hoạt, ẩm thực của người dân bản địa. Song loại hình du lịch này lại mới mẻ và khá lạ lẫm với người dân nơi đây mặc dù Bắc Giang sở hữu nguồn tài nguyên phong phú và hấp dẫn với loại hình du lịch này.

Hồ Khuôn Thần
Hồ Khuôn Thần. (Ảnh: bacgiang.gov.vn)

“Vịnh Hạ Long” giữa miền sơn cước

Từ thành phố Bắc Giang, ngược theo tuyến đường 31 (Bắc Giang - Lục Ngạn), đến thị trấn Chũ (khoảng 40km) rẽ trái khoảng 9km, chúng tôi có mặt tại xã Kiên Lao, nơi có thắng cảnh hồ Khuôn Thần tuyệt mỹ.

Bỏ lại sau lưng sự ồn ào, khói bụi trong quá trình đô thị hóa của thành phố Bắc Giang, trước mặt chúng tôi là màu xanh của bạt ngàn núi rừng, của hồ nước trong vắt. Mùi thơm của đất, của cỏ cây, hoa lá, chim muông hòa quện vào nhau với sức cuốn hút lạ kỳ.

Hồ Khuôn Thần có diện tích 145ha mặt nước được bao quanh bởi hơn 400ha rừng thông và 3.000ha rừng tự nhiên. Lòng hồ có 5 đảo thông được trồng cách đây hơn 30 năm. Mặt hồ trong vắt rộng ngút ngát, in rõ cả nền trời xanh, nhìn rõ từng viên sỏi nằm lấp lóa ven mặt nước. Những dãy núi trập trùng với hàng ngàn ha rừng thông, rừng nguồn sinh, khe suối và thác nước đã tạo nên cảnh đẹp nên thơ cho hồ Khuôn Thần. Nguyên sơ và thanh bình là cảm nhận của bất cứ ai khi đặt chân đến đây. Chẳng thế mà nhiều người khi đến Hồ Khuôn Thần đã ví như Vịnh Hạ Long” giữa miền sơn cước.

Anh Lê Đức Cương, Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang giới thiệu, ngoài thăm thú cảnh đẹp, du khách đến đây còn được thưởng thức điệu hát những điệu hát Sloong hao, sli, lượn say đắm lòng người của các dân tộc sinh sống ven hồ. Hiện nay, Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã sưu tầm và biên soạn được hơn 3.000 bài dân ca cổ của người Sán Chí, Tày, Nùng… thường được bà con bản địa hát vào các dịp lễ hội mùa xuân, đám cưới, nhà mới, mùng thu hoạch. “Đây thực sự là những báu vật của người dân tộc thiểu số vùng Lục Ngạn, không chỉ là nét văn hóa đặc trưng mà nếu biết phát huy thì còn là sản phẩm du lịch hết sức độc đáo,” anh Cương nói.

Ngoài ra, Lục Ngạn còn là vùng đất vải thiều có thương hiệu nổi tiếng. Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm hoa vải thiều nở bạt ngàn, trắng núi đồi nương bãi, du khách đến đây như lạc vào “miền hoa trắng” ngập tràn cảm xúc. Tháng Năm, tháng Sáu là thời điểm vải thiều chín, Lục Ngạn lúc này thực sự trở thành một “lễ hội vải thiều”. Nhiều du khách cùng những thương nhân ở trong và ngoài nước đến “Vương quốc vải thiều” với cảnh mua bán tấp nập kéo dài hàng tháng trời.

Không chỉ có vải thiều, du khách đến Lục Ngạn còn được thưởng thức nhiều loại trái cây khác như hồ Nhân Hậu, táo Đài Loan, cam Đường Canh, bưởi Diễn… cùng nhiều nhiều sản vật quý, hấp dẫn du khách như: Mỳ Chũ, gạo nếp Phì Điền, rượu Kiên Thành, mật ong… và đây cũng là những đặc sản mà du khách thường lựa chọn sau mỗi chuyến thăm quan về làm quà cho người thân. Đặc biệt, là món cá và ai đã từng thưởng thúc món cá bống nướng trên bếp than của đồng bào dân tộc nơi đây thì không thể nào quên.

Lợi thế phát triển du lịch ở nhà dân

Hiện nay, tại khu du lịch Khuôn Thần chưa có khách sạn mà chỉ có nhiều gia đình đang sinh sống trong những ngôi nhà truyền thống của người dân tộc. Trong nhà thường có các dụng cụ sản xuất nông nghiệp, cày bừa, khung cửi dệt vải và các công cụ săn bắt: cung, nỏ, chài lưới... Anh Lê Đức Cương cho biết, bản thân anh đã từng dẫn nhiều nhóm khách trong nước và quốc tế đến khuôn thần theo hình thức du lịch ở nhà dân. Anh lựa chọn trong 3 bản Cấm Vải (dân tộc Sán Chí), bản Hà, bản Khuôn Thần (dân tộc Nùng) có khoảng 15 hộ gia đình để cho du khách nghỉ lại.

Nhiều du khách rất thích thú khi được trải nghiệm cùng người dân đánh cá trên hồ, vào rừng lấy trứng kiến, lên rừng tìm cây thuốc và buổi tối cùng chủ nhà uống rượu bên bếp lửa bập bùng. Tuy nhiên, người dân bản địa nơi đây chưa có thói quen sử dụng nhà vệ sinh tự hoại nên nhiều lúc gây ra sự bát tiện cho du khách thành phố, nhất là du khách nước ngoài.

Theo anh Cương, để phát triển du lịch theo hướng bền vững cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời có chính sách tuyên truyền và hỗ trợ người dân nơi đây. Giao thông thuận lợi, văn hóa đặc trưng, sản vật dồi dào, hy vọng Khuôn Thần trong tương lai không xa sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, được du khách trong và ngoài nước lựa chọn./.

TTXVN
Đăng ngày 01/07/2013
Môi trường

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 12:29 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 12:29 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 12:29 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 12:29 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 12:29 18/10/2024
Some text some message..