Cá lăng vàng có tên khoa học là Hemibagrus nemurus, là cá nước ngọt, họ nhà cá lăng có mặt ở hầu hết các thủy vực của Việt Nam, chúng sống và phát triển từ vùng thượng lưu sông Hồng đến vùng rừng núi Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cá bản địa thuộc khu hệ cá nhiệt đới sống ở vùng nước ngọt và nước lợ, là một trong mười loài cá đặc sản nước ngọt ngon nhất và có giá trị dinh dưỡng cao của Việt Nam. Cá lăng nổi tiếng là loài có giá trị dinh dưỡng và thương phẩm với chất lượng thịt thơm ngon, nhiều nạc, dai giòn nên rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.
Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp. Do đó, việc cung ứng cho thị trường phụ thuộc vào sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon thì nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho cá cần phải đảm bảo, theo nghiên cứu của Hasan et al. 2013 protein chế độ ăn uống (khoảng 38-42%) để đảm bảo cho sự tăng trưởng tối ưu và chất lượng thịt cá.
Bột cá là nguồn protein thích hợp và dễ tiêu hóa nhất trong chế độ ăn uống cho hầu hết các loài cá nuôi bao gồm cá da trơn do cân bằng hàm lượng axit amin, axit béo, năng lượng, vitamin và khoáng (Tacon 1993). Tuy nhiên, giá thành cao và nguồn nguyên liệu hạn chế do đó không thích hợp với những hộ nuôi có quy mô nhỏ. Do đó, tận dụng nguồn nguyên liệu có sẳn để làm nguồn protein thay thế bột cá là cần thiết.
Cá tạp từ đánh bắt ngoài khơi nguồn protein tiềm năng thay thế cho FM, do hàm lượng protein cao và nguồn cung dồi dào ước tính hơn 4,39 triệu tấn hoặc 62,6% tổng sản lượng đánh bắt hàng năm ở Indonesia (Davies et al 2009; Anon 2010). Tuy nhiên, hầu hết sản xuất cá tạp nằm rải rác ở ngư dân quy mô nhỏ ở ngư trường từ xa. Cá rất dễ hỏng trong khi các thiết bị làm lạnh và nước đá là khá đắt do đó, ướp muối là một phương pháp rẻ tiền và thiết thực để bảo quản cá tạp. Ở vùng Riau, Indonesia, cá tạp muối đã được sử dụng cho nguồn protein trong chế độ ăn uống cho một số trang trại nuôi cá tra (Pangasius hyphopthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)và đem lại hiệu quả đáng kể. Do đó, nghiên cứu này là để đánh giá hiệu quả thay thế FM chế độ ăn uống bằng cá tạp muối trên hiệu suất tăng trưởng và cơ thể cá thành phần của cá lăng vàng.
Phương pháp thí nghiệm
Chuẩn bị nguồn bột cá tạp: Cá tạp muối được đánh bắt ngoài khơi sau đó được khử muối trong nước sôi (1 phần của cá tạp: 2 phần nước) trong 15 phút và ép để giảm nồng độ muối, phơi khô và sử dụng làm thức ăn cho cá.
Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức được bổ sung với cùng mức protein và năng lượng (34% protein và năng lượng tiêu hóa 3,25 kcal/g)
- Nghiệm thức 1: Chế độ ăn kiểm soát có chứa bột cá không có bột cá muối (FM)
- Nghiệm thức 2: Bột cá (50%), bột cá muối 50% (STFM-50),
- Nghiệm thức 3: Bột cá (25%) và bột cá muối 75% (STFM-75)
- Nghiệm thức 4: Bột cá muối 100% (STFM-100);
- Nghiệm thức 5: Chế độ ăn thương mại (CD), chứa 31,79% protein và năng lượng tiêu hóa 2,94 kcal.
Cá lăng vàng có trọng lượng cơ thể trung bình 50 ± 2,26 g được nuôi với mật độ 50 con/lồng và cho ăn hai lần một ngày trong 12 tuần.
Kết quả
Kết quả cho thấy, việc thay thế bột cá bằng bột cá muối lên tới 75% không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng (tỷ lệ sống, tăng cân, tốc độ tăng trưởng cụ thể, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein) và chất lượng thịt, màu sắc cá. Tuy nhiên, thay thế hoàn toàn (100%) làm giảm sự lưu giữ protein trong cơ thể cá.
So với chế độ ăn thương mại, việc thay thế bột cá bằng bột cá muối lên đến 75% tạo ra khả năng tích trữ protein cao giúp gia tăng chất lượng thịt, cải thiện mùi vị đồng thời màu sắc cá sẻ hấp dẫn hơn. Qua nghiên cứu có thể thay thế bột cá bằng bột cá tạp muối lên đến 75% làm thức ăn mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỉ lệ sống và gia tăng chất lượng thịt cho cá lăng vàng.
Theo Bustari Hasan và cộng sự.