Dùng rùa biển để dự đoán sự thay đổi nhiệt độ đại dương

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra phương pháp mới để cải thiện độ chính xác của việc đo nhiệt độ nước biển và dự đoán sự thay đổi nhiệt độ đại dương. Hai công việc này có vai trò quan trọng trong việc dự báo thời tiết sớm.

Rùa biển
Rùa biển gắn thiết bị thu thập dữ liệu. Ảnh: Katsufumi Sato

Báo cáo nghiên cứu vừa được công bố của các nhà khoa học Nhật Bản, trong đó có ông Katsufumi Sato, giáo sư sinh học biển tại Đại học Tokyo cho biết, họ đã thả 5 con rùa biển ở Indonesia. Những con rùa này được gắn thiết bị trên lưng để thu thập dữ liệu ở biển Arafura trong ba tháng. Từ dữ liệu này, các nhà khoa học đã dự đoán chính xác sự thay đổi nhiệt độ nước biển ở khu vực giữa Australia và New Guinea sau ba tháng, cao hơn 0,4 độ C. Dự đoán này sau đó cho thấy gần sát với sự thay đổi nhiệt độ trên thực tế.

Thông thường, người ta dùng vệ tinh và các thiết bị được đưa xuống độ sâu 2.000 mét dưới đại dương để đo nhiệt độ nước biển. Nhưng phương pháp này không dự đoán được chính xác sự thay đổi nhiệt độ bởi các thiết bị dưới nước thường không hoạt động được ở vùng nước nông.

Nhóm nghiên cứu Nhật Bản, bao gồm các nhà khoa học từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Đất Nhật Bản, đã bổ sung việc sử dụng rùa biển vào các phương pháp thông thường để dự đoán nhiệt độ ở Biển Arafura.

Đối với khu vực lạnh giá ở Nam Cực, các nhà khoa học Nhật Bản quyết định thay thế rùa bằng hải cẩu để mang thiết bị đo nhiệt độ. "Nếu có thể chọn một loài động vật di cư ở mỗi vùng biển để làm nhiệm vụ này, chúng ta sẽ có thể tạo ra một mạng lưới quan sát bao phủ các đại dương trên toàn cầu" – giáo sư Sato nói.

Theo Kyodonews

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 31/12/2019
Phạm Nhật
Môi trường

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:06 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:06 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:06 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:06 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:06 25/04/2024