Được mùa cá ngừ, Việt Nam kỳ vọng tăng giá trị xuất khẩu

Trong hai tháng đầu năm nay, lượng cá ngừ khai thác của ngư dân các tỉnh miền Trung tăng gần 20% so với cùng kỳ, nghĩa là doanh nghiệp có nhiều nguồn nguyên liệu hơn để xuất khẩu, chứ không như năm 2016, nhiều doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng do không đủ nguồn nguyên liệu.

Chế biến cá ngừ
Cá ngừ vừa mới đánh bắt tại Phú Yên. Ảnh: NH

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ba tỉnh có thế mạnh về đánh bắt, khai thác cả ngừ đại dương hiện nay là Bình Đình, Phú Yên, Khánh Hòa.

Tuy trong 2 tháng đầu năm, sản lượng cá ngừ đại dương của Phú Yên chỉ khoảng 432 tấn, giảm hơn 27% so với cùng kỳ nhưng sản lượng cá ngừ đại dương của Khánh Hòa ước đạt 832 tấn, tăng hơn 68%, của Bình Định là 2.276 tấn, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Vì thế, tổng lượng lượng cá ngừ đánh bắt trong hai tháng của năm nay ước đạt 3.540 tấn, tăng gần 20% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2016, giá trị xuất khẩu cá ngừ chế biến và đóng hộp của Ecuador sang EU chiếm 16%, đứng đầu các nước có xuất khẩu sang EU là nhờ được hưởng ưu đãi theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới (GSP+), trong khi các đối thủ đến từ các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia thị phần đều giảm.

Đối với sản phẩm thăn, phile cá ngừ đông lạnh, Hàn Quốc chiếm thị phần lớn tại EU khi chiếm 31% tổng giá trị nhập khẩu của thị trường này, tiếp theo là Việt Nam với 12/%, Mexico chiếm 9%, Ecuador chiếm 7% và Mauritius chiếm 6%.

Đáng ra, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam còn cao hơn nữa nhưng do trong năm 2016, lượng cá ngừ đại dương đánh bắt giảm, nguồn nguyên liệu hạn để đáp ứng các đơn hàng, các doanh nghiệp phải nhập từ các nước trong khu vực nên đẩy giá lên, giảm khả năng cạnh tranh tại thị trường này.

Trong thời gian tới, xuất khẩu cá ngừ đại dương sang EU của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn vì mới đây, Ủy ban châu Âu kêu gọi các thành viên của Ủy ban Cá ngừ nhiệt đới Bắc Nam Mỹ (IATTC) phải có biện pháp để bảo tồn các cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng ở khu vực này.

Một trong những kiến nghị mà Ủy ban châu Âu đưa ra là muốn IATTC tìm cách hạn chế số lượng đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cũng nhưng có những biện pháp hạn chế số lượng các thiết bị thu hút cá của những tàu đánh bắt của các quốc gia thành viên này.

Hiện IATTC, có 21 thành viên chính thức, trong đó, có những quốc gia có thể mạnh và chiếm thị phần xuất khẩu lớn vào EU như Ecuador, Mexico, Hàn Quốc…Như vậy, đây là cơ hội cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian tới.

Năm 2016, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Namg là 500 triệu đô la Mỹ, tăng 9% so với cùng kỳ. Đây là năm có giá trị xuất khẩu tăng sau 3 năm giảm liên tiếp mặt hàng này. Theo VASEP, giá trị xuất khẩu cá ngừ có thể tăng nếu Việt Nam không bị hạn chế về nguồn nguyên liệu, vì để xuất khẩu, doanh nghiệp phải nhập cá ngừ từ các nước về chế biến.

TBKTSG Online
Đăng ngày 05/03/2017
Ngọc Hùng
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 20:16 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 20:16 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 20:16 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 20:16 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 20:16 26/11/2024
Some text some message..