Dưới thả cá, trên nuôi gà: Nông dân khấm khá

Với quyết tâm làm giàu ở nông thôn, anh Hoàng Đình Tuyển (thôn Nà Nhì, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà bán dịp Tết kết hợp với nuôi cá thả ao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ao cá
Anh Tuyển hiện đang là hội viên sử dụng nguồn vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.

Chán cảnh làm ruộng vất vả mà nghèo vẫn hoàn nghèo, anh Hoàng Đình Tuyển đã tìm đến các mô hình chăn nuôi ở địa phương để học tập, tham khảo. Với mong muốn thoát nghèo, đưa kinh tế gia đình đi lên, anh Tuyển đã đề xuất và được Hội Nông dân xã làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền đưa anh vào tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội quản lý. Tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn, anh Tuyển mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng CSXH, đầu tư ao thả cá và chăn nuôi gà bán vào dịp Tết hằng năm.

Để có diện tích ao nuôi cá rộng rãi, năm 2017, anh Tuyển mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đào, cải tạo 7 sào ruộng đang cấy lúa hằng năm thành ao nuôi thả cá. Sau đó, anh còn dùng tiền vốn vay đầu tư con giống, thức ăn cho cá, đồng thời đầu tư chăn thả gà để bán vào dịp Tết Nguyên đán.

Dẫn chúng tôi thăm dọc 2 ao nuôi, anh Tuyển cho biết, trước đây anh làm rất nhiều nghề để mưu sinh, ai kêu gì làm đó. Anh Tuyển cũng đã từng vay vốn đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, tuy nhiên do gia đình ít nhân lực nên không làm tiếp được. Làm nông thì vất vả, trồng cây gì nuôi con gì cũng chỉ đủ để phục vụ nhu cầu của gia đình nên không để dư được đồng tiền và nguồn thu nhập hằng năm bấp bênh.

“Tôi mua cá giống loại to với giá khoảng 8 - 9 triệu đồng/tạ, thả nuôi một năm là đã có thể xuất bán. Trung bình 1 ao tôi thả gần 1.000 con cá trắm, trôi và cá chép. Từ đầu năm đến nay tôi đã xuất bán khoảng 2 - 3 tạ cá thịt, dự kiến sẽ thu toàn bộ vào cuối năm bán vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Thị trường tiêu thụ cá chủ yếu là các nhà hàng, gia đình có nhu cầu quanh khu vực thị trấn. Thường họ sẽ gọi điện đặt sau đó mới bắt và chọn trực tiếp tại ao nuôi”, anh Tuyển nói.

Nói về kinh nghiệm trong nuôi thả cá nước ngọt, anh Tuyển chia sẻ, nguồn nước phải được thay thường xuyên. Để thịt cá thơm và ngon, anh Tuyển cho cá ăn cám bột ngô, cám gạo trộn thêm một chút thức ăn chăn nuôi. Đồng thời thường xuyên bổ sung lá chuối, cỏ voi và lá rau xanh cho đàn cá.


Anh Tuyển hiện đang là hội viên sử dụng nguồn vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.

Ngoài ra, gia đình anh còn đầu tư chăn nuôi gà, bán gà trống thiến phục vụ Tết Nguyên đán. Trung bình gia đình nuôi 2 lứa gà/năm, mỗi lứa hơn 100 con nên cũng có thêm thu nhập cho gia đình. Nhất là thời điểm năm nay xuất hiện dịch bệnh tả châu Phi trên đàn lợn nên người tiêu dùng cũng hạn chế sử dụng thịt lợn mà chuyển sang ăn thịt gà chăn thả và cá nuôi ao nên thị trường cũng rộng mở hơn.

Anh Tuyển tâm sự: “Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, tôi phải nếm trải rất nhiều khó khăn, gian khổ. Có khi đã nghĩ đến từ bỏ để kiếm công việc khác. Lứa nuôi thử đầu tiên, gà bị bệnh cứ lăn ra chết hàng loạt khiến tôi rất lo lắng, bởi đằng sau tôi là cả gia đình, vợ con chỉ biết nương tựa đặt cược hết vào mô hình này. Và tôi đã quyết tâm vượt qua tất cả”.

“Nhìn người ta làm mô hình, phát triển kinh tế dần khấm khá nên mình cũng ham nên cũng đi học tập, tìm hiểu rồi đánh liều làm”, anh Tuyển cười đùa.

Năm đầu tiên, do mới hình thành mô hình nên nguồn tiền thu được anh dành để trả lãi ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất thêm vào trang trại. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau thời gian thấy hiệu quả, anh tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô trang trại. Đến nay, anh Tuyển có diện tích ao nuôi cá hơn 1.800m2 chủ yếu nuôi cá trắm, cá chép và cá trôi. 

Anh Tuyển cho biết, từ nuôi cá trắm, chép, gia đình anh thu hơn 100 triệu đồng/năm. Cùng với đó là nguồn thu từ chăn nuôi gà thả vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Mỗi năm từ việc bán gà, bán cá từ trang trại, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi từ 100 - 120 triệu đồng/năm, nhờ đó mà kinh tế gia đình tôi ổn định, khá hơn trước rất nhiều. Cũng nhờ đó mà tôi dần có của ăn của để, con cái được ăn học đàng hoàng…”

Ông Lương Đình Thắng, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý cho biết, mô hình phát triển kinh tế của anh Tuyển là mô hình đang mang lại hiệu quả cao. Điều này cho thấy nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH đang được bà con nông dân trong xóm, ngoài xã sử dụng rất có hiệu quả, góp phần giúp người dân có động lực, mạnh dạn làm giàu. Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, anh Hoàng  Đình Tuyển đã gặt hái được thành công từ mô hình trang trại của mình, góp phần phát triển kinh tế của gia đình cũng như phát triển ngành chăn nuôi ở địa phương.

Dân Việt
Đăng ngày 17/12/2019
Mộc Trà
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:04 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:04 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:04 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:04 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:04 27/12/2024
Some text some message..