Đường đi bí ẩn và nỗi sợ tôm Trung Quốc của Mỹ

Bị kiểm soát chặt chẽ về xuất xứ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những con tôm có nguồn gốc từ Trung Quốc đã đi vòng vèo sang nước thứ ba, thay đổi "quốc tịch" và ngang nhiên vào thị trường Mỹ.

tôm Trung Quốc xuất khẩu
Tỷ lệ tôm Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh

Bất lực trong việc kiểm soát kháng sinh

Năm 2011, nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch khuyến khích người dân giảm bớt sử dụng chất kháng sinh. Tỷ lệ dùng kháng sinh tại một số nơi như thành phố Thượng Hải đã giảm 31%, và mới đây còn có đề xuất cấm sử dụng Colistin trong chăn nuôi tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây vẫn là nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.

Khảo sát trên toàn Trung Quốc cho thấy, 42-83% số người khỏe mạnh được thử nghiệm có chứa siêu vi khuẩn đủ khả năng chống lại kháng sinh Penixilin cũng như những biến thể của nó.


Các đầm nuôi tôm chức hàm lượng kháng sinh cao

Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng, sự lây lan của những siêu vi khuẩn chủ yếu thông qua bằng đường du lịch, vận chuyển. Đã có từng có nghi ngờ về thực phẩm Trung Quốc là nguyên nhân chính, nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học để chứng minh.

Cho đến tận năm 2015, theo một nghiên cứu của phòng phân tích vi sinh học quốc gia NML - Canada, tất cả những mẫu dương tính với siêu vi khuẩn từ các sản phẩm thủy sản đều đến từ Đông Nam Á và Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra việc sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ trong nền nông nghiệp nước này. Tuy nhiên, do bất lực kiểm soát mà các quốc gia nhập khẩu như Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Từ những năm 90, người Mỹ tiêu thụ số lượng tôm hàng năm tăng gấp đôi và đây là món ăn chính. Ở thập niên 80, người dân chủ yếu sử dụng tôm trong nước nhưng do biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng, Mỹ đã phải nhập khẩu.

Từ năm 1990-2006, lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 0,6 triệu tấn mỗi năm, và khoảng 90% số tôm trên bàn ăn người Mỹ được nuôi ở nước ngoài.

Năm 2003, tôm nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục so với 11 năm trước đó với 16% thị phần. Một năm sau, Bộ Thương mại Mỹ đã phải áp thuế chống bán phá giá 112% lên các sản phẩm tôm Trung Quốc nhập vào nước này.

Cách đối phó tinh vi

Đối phó với các rào cản thương mại về nguồn gốc thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống tinh vi nhằm xóa bỏ xuất xứ hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.

Thống kê của Chính phủ Mỹ cho thấy, lượng tôm nhập từ Malaysia năm 2004 bất ngờ tăng gấp 10 lần sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá với tôm Trung Quốc. Lượng tôm nhập khẩu này tăng đều và chiếm tới 5% thị trường tôm tiêu thụ tại Mỹ trong khoảng 2008-2011.

Không ít quan chức Mỹ cho rằng, tôm nhập khẩu từ Malaysia thực chất là từ Trung Quốc vì đặc tính mùa vụ của nuôi trồng thủy sản ở nước này. Năm 2015, Malaysia chỉ chế biến được 32.000 tấn tôm và khoảng 18.000 tấn đã được tiêu thụ trong nước, 12.000 tấn được xuất sang Singapore nên số còn lại không đủ để chiếm lĩnh các thị trường khác.

Một sự trùng hợp khác là lượng nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc vào Malaysia lại tăng đột biến trong 10 năm qua, với mức bình quân 20.000 tấn/năm.

Việc vận chuyển tôm từ Trung Quốc sang Malaysia và đổi giấy xuất xứ là chuyện vô cùng bình thường khi các công ty dịch vụ môi giới có thể hoàn thành thủ tục giấy tờ dễ dàng.

Tháng 4 năm nay, FDA cảnh báo sẽ kiểm tra chặt chẽ tất cả các lô hàng tôm, thủy sản từ Malaysia và một số nước để xét nghiệm trước lo lắng về việc hợp thức hóa nguồn gốc xuất xứ. Phía cơ quan chức năng của Malaysia cũng cam kết sẽ thắt chặt việc kiểm soát các nhà máy chế biến tôm và việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Song, các công ty Trung Quốc lại lắt léo hơn khi chuyển mặt hàng thủy sản đông lạnh vòng vèo qua nhiều nước trước khi xuất khẩu vào Mỹ, khi Malaysia đã bị nghi ngờ. Một trong những nước được Trung Quốc nhắm đến là Ecuador. Lượng tôm nhập từ Trung Quốc vào đây để tuồn sang Mỹ bắt đầu tăng lên.

Một trường hợp gần đây đang được dư luận quan tâm. Ocean Rancho, công ty có trụ sở tại Rancho Cucamonga, California đã nhập tôm của Malaysia. Công ty này được thành lập bởi một người đàn ông tên là Kai Hua Tan, nhân viên của một công ty nuôi tôm ở Trung Quốc. Ông này cũng có mỗi liên hệ với Tasty Goody, hệ thống ăn nhanh Trung Quốc gồm 11 nhà hàng ở California.

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã thu thập được các tài liệu cho thấy công ty nuôi tôm của Trung Quốc đã trốn thuế bằng cách thay đổi hình thức vận chuyển. Khi bị điều tra, công ty này từ chối trả lời các câu hỏi. Ocean Rancho đã tuyên bố phá sản và giải thể, sau khoản nợ 1,6 triệu USD tại Hải quan Mỹ.

Cùng thời gian đó, một công ty khác được thành lập, có tên Mita Group, cùng địa chỉ và số điện thoại với Ocean Rancho. Năm ngoái, họ nhập khẩu ít nhất 1,5 tấn tôm từ Ecuador.

Vietnamnet
Đăng ngày 26/12/2016
Nam Hải
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:06 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 09:06 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:06 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:06 28/11/2024
Some text some message..