Ếch thủy tinh "tàng hình" như thế nào

Bằng cách giữ hầu như tất cả số tế bào hồng cầu ở gan, ếch thủy tinh có được màu da trong suốt để ngụy trang trước kẻ săn mồi.

Ếch thủy tinh
Nhìn từ dưới lên, qua chiếc bụng trong mờ, sẽ thấy xương, các bộ phận bên trong cơ thể và trái tim đang đập của ếch thủy tinh. Ảnh: khoahocphattrien.vn

Trong tự nhiên, màu trong suốt chủ yếu xuất hiện ở các sinh vật sống hoàn toàn dưới nước như ấu trùng lươn và sứa. Động vật trên cạn và lưỡng cư khó trở nên trong suốt bởi các tế bào hồng cầu trong máu sử dụng các protein huyết sắc tố để liên kết với oxy. Chỉ có cá băng ở Nam Cực, sinh sống dưới sâu Nam Đại Dương, là loài duy nhất đã loại bỏ hoàn toàn huyết sắc tố, khiến máu của chúng có màu trắng đục.

Để tìm hiểu cơ chế "tàng hình" của ếch thủy tinh - loài động vật lưỡng cư có kích thước bằng chiếc kẹp giấy, sống trong các khu rừng nhiệt đới trên khắp Trung và Nam Mỹ - các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy ảnh được hiệu chỉnh để chụp hình ếch thủy tinh Fleischmann (Hyalinobatrachium fleischmann). Vào ban đêm, khi sinh sản và kiếm ăn, chúng có màu mờ đục. Nhưng vào ban ngày, khi ngủ trên lá, hầu hết cơ thể của chúng trở nên trong suốt, trừ phần màu xanh ở lưng. Cơ chế ngụy trang này làm cho loài ếch tí hon trông như những giọt sương, tránh khỏi sự săn tìm của nhện và rắn.

Ếch ngủKhi ngủ, ếch thủy tinh trông như những giọt sương trên lá cây. Ảnh: khoahocphattrien.vn

Tại phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã theo dõi độ trong suốt của chúng thay đổi như thế nào khi chúng ngủ, vận động, kêu hoặc bị gây mê. Trong bài báo trên Science, họ cho biết, ếch thủy tinh đang ngủ có độ trong suốt cao hơn từ 34% đến 61% so với khi hoạt động.

Độ trong suốt tăng tương quan với tình trạng ít các tế bào hồng cầu chảy trong tĩnh mạch của ếch. "Không có máu ở tĩnh mạch khi loài ếch này ngủ. Khi chúng tỉnh dậy, máu mới bắt đầu bơm trở lại, do đó làm giảm độ trong suốt", Carlos Taboada, nhà sinh vật học tại Đại học Duke và là tác giả của nghiên cứu mới, cho biết.

Để "tìm" xem các tế bào hồng cầu đã đi đâu, Taboada và các đồng nghiệp sử dụng kỹ thuật hình ảnh quang âm - ghi lại các đợt sóng siêu âm được tạo ra khi các tế bào hồng cầu hấp thụ ánh sáng và làm cho máu có màu đỏ thẫm. Kết quả, khi ngủ, ếch thủy tinh chuyển gần như tất cả các tế bào hồng cầu vào trong gan, khiến kích thước của cơ quan này phình ra khoảng 40%. Các loài ếch khác sống trên cây chỉ có thể lưu trữ khoảng 12% tổng lượng hồng cầu trong gan, trong khi đó ếch thủy tinh có thể lưu trữ 89%, tức gần như toàn bộ hồng cầu trong cơ thể.

Chưa rõ vì sao ếch thủy tinh có thể sống được trong khi thực hiện cơ chế thích nghi khắc nghiệt này - đồng tác giả nghiên cứu Jesse Delia, nhà sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, cho biết. "Về cơ bản, chúng không vận chuyển oxy trong 12 giờ một ngày."

Một bí ẩn khác là ếch thủy tinh có thể di chuyển lượng lớn tế bào máu đến cùng một vị trí mà không tạo ra cục máu đông gây nguy hiểm cho cơ thể. Cơ chế đằng sau bí ẩn này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị đông máu tốt hơn cho con người, theo Richard White, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Đại học Oxford.

Báo Khoa Học Phát Triển
Đăng ngày 05/01/2023
Hoàng Nam tổng hợp
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:00 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 07:00 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 07:00 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:00 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 07:00 19/12/2024
Some text some message..