Ecuador: Bí quyết nuôi tôm thành công

Mặc dù không được thiên nhiên ưu ái, nhưng Ecuador lại là nước nuôi tôm hàng đầu Mỹ Latinh. Quốc gia này cũng là một trong những mắt xích quan trọng nhất của ngành tôm thế giới.

Ecuador: Bí quyết nuôi tôm thành công
Santa Priscila - trại nuôi tôm lớn nhất Ecuador Ảnh: Intrafish

Linh hoạt đối phó dịch bệnh

Dịch bệnh đốm trắng khiến tỷ lệ tôm chết tăng cao, nhiều trại nuôi tại Ecuador kiệt quệ. Không đầu hàng dịch bệnh, các trại giống bắt đầu cải thiện kỹ thuật ở từng khâu trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Một trong những biện pháp đầu tiên là cấm nhập khẩu động vật sống hoặc sản phẩm đông lạnh và thắt chặt kiểm dịch nguồn tôm giống.

Để kiểm soát sức khỏe tôm và đảm bảo an toàn sinh học, quy trình nuôi tôm được chia nhỏ thành 4 giai đoạn gồm: Giai đoạn ấu trùng: 15 - 18 ngày Nauplii tới tôm PL9 (xấp xỉ 500 PL/g); Giai đoạn ương: 15 ngày, PL9 tới PL24 (xấp xỉ 15 PL/g); Giai đoạn tiền tăng trưởng: 15 - 25 ngày tới khi đạt trọng lượng 0,6 - 1 g/tôm. Ở giai đoạn này, tôm được nuôi thâm canh trong hệ thống raceway hoặc nuôi bằng hệ thống bán thâm canh trong ao đất nhỏ và cuối cùng là giai đoạn nuôi tăng trưởng trong ao đất quy mô lớn suốt 90 - 120 ngày đến khi đạt cỡ thương phẩm 18 - 22 g/con.

nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi tôm, nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm trong nhà kính

Ngành tôm Ecuador không phát triển quá nóng vì người dân không đua nhau mở trại nuôi. Phần lớn nông dân duy trì kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh với mật độ 8 - 25 con/m2 tùy vị trí tương đối của trại nuôi so mực nước biển và diện tích ao nuôi. Gần đây, công nghệ cho tôm ăn bằng âm thanh được sử dụng rộng rãi tại Ecuador; nhờ đó FCR giảm 30%, tỷ lệ sống tăng 50% và tỷ lệ tăng trưởng tăng 15%.

Tôm giống chất lượng

Ngành tôm Ecuador luôn chú trọng sản xuất tôm có tỷ lệ sống cao và lớn nhanh. Hầu hết trại tôm giống hoạt động theo mô hình Aquacop, gồm một bể sâu dài với đáy chữ V hoặc chữ U có sục khí và hệ thống kiểm sát nhiệt độ nước. Ấu trùng tôm được cho ăn bằng vi tảo, nauplii.

Hiện, rất nhiều trại tôm tại Ecuador sử dụng probiotic thay thế kháng sinh. Trước khi xuất bán cho các hộ nuôi, tôm giống được quan sát hàng ngày để theo dõi chất lượng như hoạt động bơi, hình thái học, ngoại kí sinh, test chẩn đoán stress… Những lô tôm giống không đảm bảo các tiêu chí đánh giá sẽ bị tiêu hủy. Do đó, những lô hàng tới tay nông dân đều là tôm giống khỏe mạnh và chất lượng phù hợp yêu cầu của khách hàng.

Hiện, các trại nuôi tôm tại Ecuador đều sử dụng hệ thống siêu thâm canh trong nhà kính (raceway) cho giai đoạn tiền tăng trưởng; trang bị máy lọc nước UV và được quản lý trong hệ thống tuần hoàn bằng công nghệ semi-biofloc với một máy sục khí công suất đại. Pha này cũng quyết định sự thành hay bài của trại nuôi tôm. Mục đích của pha này nhằm giảm thay nước, giảm biến đổi nhiệt độ và rủi ro dịch bệnh. Duy trì số lượng Vibrio spp Pseudumonas spp ở mức thấp nhất, giảm stress trên ấu trùng tôm… Đây chính là bước tiền đề cho các trại nuôi tôm thương phẩm tránh được dịch bệnh và đạt sản lượng cao. 

TSVN
Đăng ngày 21/09/2017
Dũng Nguyên (Tổng hợp)
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 20:11 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 20:11 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 20:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 20:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 20:11 25/04/2024