Em gái văn phòng, mỗi ngày bán nửa tấn cá, lãi 6 triệu

Dù chỉ là công việc “tay ngang” để kiếm thêm đồng ra đồng vào cho chi tiêu sinh hoạt, song, vào những ngày đầu năm nay, chị không ngờ công việc làm thêm của mình lại cho doanh thu ngoài mong đợi khi có ngày chị bán tới nửa tấn cá, số tiền kiếm được những ngày đó bằng cả tháng lương của chị chứ không ít.

buôn bán cá
Sau tết, gái văn phòng đi buôn cá kiếm hơn lương

Là dân văn phòng làm cho một công ty liên quan đến sách trên đường Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội), hai năm nay chị Nguyễn Thị Hương Liên đã bắt đầu kiếm thêm thu nhập bằng việc bán cá online phục vụ bạn bè và các đồng nghiệp tại cơ quan. Song, chị chỉ bán lặt vặt vài chục kg cho bạn bè đặt ăn mỗi tuần chứ không bán nhiều như dịp Tết và sau Tết này.

Chị Liên kể, chị quê ở Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội tầm 25 km, nhà lại có anh em trong họ thầu được đầm thả cá nên công việc bán cá của chị khá thuận lợi. Chị không cần phải bỏ vốn, chỉ việc nhận đơn hàng đặt cá của bạn bè, đồng nghiệp rồi điện thoại về quê cho họ chuyển cá lên Hà Nội nên cá lúc nào cũng to, tươi ngon và luôn đảm bảo sạch.

Theo đó, từ trong Tết chị đã mạnh dạn quảng cáo mạnh hơn trong toàn thể công ty, trên trang facebook cá nhân của mình để bạn bè cũng như đồng nghiệp biết, đặt cá ăn Tết và sau Tết.

Tết năm ngoái làm chưa có kinh nghiệm mấy nên không dám nhận đặt nhiều bởi buôn bán cá không phải chuyện đơn giản. Người thì đặt mua cá và nhờ mổ sẵn, đóng gói sạch sẽ, người thì đặt mua cá tươi vẫn còn sống nên chị phải xin nghỉ làm ở nhà để kịp nhận cá, chuẩn bị thật chu đáo cho các đơn hàng của bạn bè rồi thuê ship giao hàng cho kịp theo yêu cầu của mọi người.

Nhưng năm nay chị rút kinh nghiệm, bao nhiêu đơn hàng cá cần mổ sẵn, cá tươi chị đều ghi đầy đủ cẩn thận, nhờ người nhà đánh bắt vận chuyển luôn lên Hà Nội, bốc dỡ cá từ xe xuống sẽ được shipper vận chuyển luôn đi giao cho khách, nhanh gọn và cá đảm bảo tươi ngon, không bị chết. Đặc biệt, làm như vậy cũng đỡ được chuyện phải làm bể nhốt cá dễ gây hao hụt trọng lượng. Còn tiền trả shipper, khách đặt sẽ nhận trách nhiệm trả, coi như chị không phải lo khoản này, chị Liên cho hay.

Chị Liên cũng chia sẻ, sau Tết mọi người ngán thịt bánh nên đặt mua cá ăn giải ngấy rất nhiều. Do đó, đa phần mọi người đều đặt mua mỗi người một con cá tầm 3-4kg, có người còn mua tới 2-3 con, mỗi con 2-4kg để ăn và đem biếu tặng bạn bè người thân.

“Nhờ vậy mà khách đặt mua vào dịp Tết thường tăng mạnh. Mùa Tết năm ngoái tôi bán được gần 2 tấn cá, ngày cao điểm bán được khoảng 3 tạ. Nhưng năm nay thì khác, mặc dù chưa thống kê được con số cụ thể bán cả mùa Tết, song, lượng khách đặt mua tăng đột biến. Như ngày mùng 7 Tết vừa rồi, tôi phải huy động cả chồng, bố mẹ chồng tôi lên giúp để kịp chuẩn bị đóng gói giao nửa tấn cá cho khách trong một ngày. Những ngày khác số lượng đặt mua ít hơn nên công việc sẽ nhàn hơn chút”, chị Liên khoe.

Chị Liên cũng cho hay, cá chị lấy được tại đầm tươi ngon, sạch, không qua tay thương lái nên chị chỉ bán bằng với giá ngoài chợ. Ví như cá trắm cỏ giá 70.000 đồng/kg, trắm đen giá 150.000 đồng/kg, cá chép giá 80.000 đồng/kg, cá rô phi 45.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhờ vào số lượng bán nhiều nên khoản tiền lãi thu về cũng kha khá.

“Năm ngoái cả vụ Tết tôi thu được gần 20 triệu đồng tiền lãi sau khi đã trừ hết chi phí. Năm nay, riêng ngày hôm qua sau khi hạch toán bán được nửa tấn cá mà chủ yếu là cá chép, trắm cỏ, tôi lãi được gần 6 triệu đồng, bằng tiền cả một tháng lương của tôi nhận được chứ không ít”, chị Liên khoe.

Tuy nhiên, chị Liên cũng thừa nhận rằng, để giao hết nửa tấn cá đến tay khách hàng, cả gia đình chị hầu như phải thức trắng đêm làm cá, đóng gói, gọi shipper đi giao cá. Đến cuối ngày, cả gia đình mệt phờ người, song ai nấy đều vui vì số tiền kiếm được.

Không nhiều đến mức bán được nửa tấn cá một ngày, nhưng chị Phạm Thị Thu làm cho một công ty trên đường Cầu Giấy (Hà Nội) cũng kiếm được 300.000-500.000 đồng/ngày trong vụ Tết năm nay nhờ vào công việc nhận đặt mua cá cho bạn bè, đồng nghiệp mình.

“Bố mẹ chồng tôi làm nghề buôn cá tại chợ ở Hà Nội nên sẵn đó tôi nhận đơn hàng đặt mua cá của mọi người. Theo đó, mỗi ngày tôi cũng bán được khoảng tạ cá, mấy ngày cao điểm dịp sau Tết thì lượng cá bán ra thường tăng gấp rưỡi”, chị Thu chia sẻ.

Theo chị Thu, chị làm công việc này để kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ vào tiền chi phí sinh hoạt cho gia đình. Song, vào vụ Tết nhu cầu mua cá tăng cao nên khoản tiền thu nhập từ làm thêm này thường cao gấp rưỡi tiền lương của chị.

Vietnamnet, 17/02/2016
Đăng ngày 17/02/2016
Bảo Phương
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:34 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:34 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:34 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:34 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:34 21/12/2024
Some text some message..