Ép đẻ con cá chạch bùn

Sáu tháng sang Việt Nam, ông Masao Narita, người Nhật đã lặn lội từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột, Long An xuống tận Bạc Liêu để tìm tòi nghiên cứu môi trường nuôi và ép đẻ con cá chạch bùn – loại cá cao cấp; ở Nhật phải ba triệu đồng/ ký. Đến đâu ông cũng ngửi, nếm bùn và nước dù nó đen ngòm hay đục ngầu; “phải tận dụng hết các giác quan”, Narita nói.

Ông Masao Narita
Ông Masao Narita

Việt Nam có nhiều loại chạch sông như lấu, bông, tre... sao lại mê chạch bùn?

Mất 13 năm đeo theo con cá đặc biệt này tôi mới thành công. Chạch bùn giá trị dinh dưỡng cao, nhất là chống lão suy, tráng dương; phụ nữ thì tốt nước da, hồng hào. Người Hoa gọi nó là “nhân sâm nước”; các nước khác chế thành thực phẩm dinh dưỡng cao cấp; Hàn Quốc có làm gia vị, họ ăn thịt chó cũng chấm xốt từ chạch này. Ở Nhật, người thu nhập trung bình không ăn nổi món chạch bùn. Ngay như nhớt của nó bôi lên chỗ bị phỏng cũng mau lành, không để sẹo. Điều còn lại là làm sao bảo quản được cái nhớt này.

Chạch bùn sống từ Bắc đến Trung bộ và Tây Nguyên, nhưng nay khan hiếm, không rõ vì sao?

Đúng vậy và tôi cũng lấy làm lạ, Việt Nam như một vùng hội tụ, chúng tôi đã tìm thấy chạch bùn giống như của Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc đều có ở đây. Như một cơ duyên, tình cờ tôi gặp con cá này bán ở chợ Lâm Đồng, mua về ép đẻ, chuyển về Buôn Ma Thuột thì không sống được vì vận chuyển khi con cá dài chừng năm li. Tại Buôn Ma Thuột cũng có bán, thăm hỏi nguồn, chúng tôi tổ chức đi lưới cá bố mẹ về nuôi. Khan hiếm là vì môi trường tự nhiên bị ô nhiễm. Điều quan trọng là phải biết “vi sinh hoá” môi trường nước và đất bùn thật tốt vì con chạch thích ở môi sinh sạch, xử lý bằng hoá chất càng không thể được.

Tại Việt Nam cũng đã có nơi nghiên cứu nuôi cá chạch bùn, nhưng hình như không ép đẻ được, ông có thể bật mí?

Không riêng gì tại Việt Nam, ngay như tại Nhật cũng vậy. Chỉ một công ty sản xuất thức ăn dinh dưỡng cao, cũng đã đặt mua chúng tôi 10.000 tấn/năm. Nếu muốn cung cấp đủ ở thị trường Nhật phải nuôi đến 300ha, sản lượng đạt chừng 2.000tấn/năm. Trước mắt, chúng tôi phấn đấu nuôi, thu hoạch khoảng 30 tấn/tháng; có thể xuất khô, xay ra hay đông lạnh; xuất sống, tỷ lệ cá chết cao. Thời gian từ khi ép đẻ và nuôi cho đến khi xuất bán trong vòng bốn tháng, cá được chừng 10 – 15cm. Khoảng thời gian khó khăn nhất là thời gian nuôi từ trứng ra con giống dài từ vài li đến 3cm. Nuôi ép đẻ thì có người làm được, nhưng nuôi cho đến 3cm thì không thể. Chạch bùn sau khi được 3cm sẽ sống khoẻ, nuôi dễ dàng. Ép cho cá đẻ được, cũng là bí quyết... “mát tay” thôi (ông cười).

Hồ nổi nuôi ép đẻ từ trứng ra cho đến 3cm tại Buôn Ma Thuột

Còn cái vụ tráng dương, ông đã từng ăn thử nghiệm và có thực vậy?

Vợ chồng trẻ nhé, ăn chừng 5 – 6 con thôi, đêm đó phải luôn trong tư thế chuẩn bị... Nói đùa thế thôi, các bạn cứ thử.

Tại sao ông chọn Việt Nam để phát triển nuôi trồng con chạch bùn?

Ở Nhật đất đai không có nhiều, giá nhân công mắc. Tôi đã đi thực nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, cả Sri Lanka, bộ Tài nguyên môi trường tại đây bỏ ra chi phí đến 80% cho tôi làm việc này, nhưng vì chuyện bạo động, khủng bố gần ngay chỗ tôi ở nên... ngưng. Nhiều công ty, tập đoàn lớn muốn mua công nghệ này hay hợp tác, nhưng tôi nghĩ, bán công nghệ thì dứt khoát không. Tôi muốn cùng nhóm của tôi hoạt động với ý nguyện là làm sao cho hàng nông sản, sản phẩm nông nghiệp sạch của Việt Nam có tên tuổi trên thế giới và giá trị tăng lên. Ví dụ hiện nay, cà phê của Việt Nam nhiều, xuất khẩu có hạng, mà giá trị lại thấp. Một đất nước bị nhiễm chất độc da cam từ trong chiến tranh, đất đai bị bom đạn cày xới, nhưng vẫn phục hồi được tốt nhờ công nghệ xử lý vi sinh của chúng tôi.

Ông có cần sự hợp tác của nhà nông, của công ty đối tác tại Việt Nam?

Chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ rộng rãi bằng việc tập huấn cho nhà nông phương pháp nuôi trồng mới, cho ra sản phẩm sạch, sản lượng cao. Chúng tôi sẽ cấp con giống, phân vi sinh, chất cải tạo đất – nước. Hiện, dưới Bạc Liêu, chúng tôi đang nuôi thả 100.000 con cá chạch. Ao nuôi cá chình của ông chủ tịch tỉnh Bạc Liêu, cá đã bỏ ăn hai, ba ngày rồi vì nhiễm vi sinh; tôi xử lý và cá hiện phát triển tốt.

Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 25/09/2013
bài và ảnh Nguyễn Tâm
Nuôi trồng

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 10:00 17/01/2025

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 11:30 16/01/2025

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 16:06 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 16:06 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 16:06 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 16:06 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 16:06 19/01/2025
Some text some message..