Florfenicol và acid chlorogenic trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm

Một nghiên cứu mới đây của QianqianZhai và cộng sự 2021 được đăng trên tạp chí Aquaculture số 547 đã cho thấy tác dụng của việc phối hợp florfenicol và acid chlorogenic để điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng do Vibrio parahaemolyticus gây ra.

Bệnh EMS ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.

Bệnh được báo cáo lần đầu vào năm 2009, ban đầu được đặt tên là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Vào năm 2011, một tên khác mô tả giai đoạn cấp tính của bệnh đã được đề xuất là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Bệnh ảnh hưởng đến cả tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. Monodon) gây ra thiệt hại đáng kể cho các trang trại nuôi tôm Đông Nam Á.

Tác nhân chính của bệnh EMS được cho là Vibrio parahaemolyticus gây ra (Tran et al., 2013). Vi khuẩn này phát triển trong đường tiêu hóa của tôm, tạo ra độc tố làm mất chức năng và phá hủy mô của các cơ quan tiêu hóa của tôm như gan tụy. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, vì vậy kháng sinh được xem như là lựa chọn đầu tiên trong công tác trị bệnh. Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều, sai loại thuốc hay lạm dụng thuốc ở các hộ nuôi đang xảy ra khá phổ biến. Lạm dụng kháng sinh làm xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản và là mối nguy tiềm ẩn tác động đến môi trường, tăng khả năng chuyển gen kháng thuốc lên mầm bệnh của con người và động vật trên cạn.

Chlorogenic acid (CGA) hay còn gọi là acid chlorogenic là este của caffeic acid và quinic acid, hoạt động như một chất trung gian trong quá trình tổng hợp lignin. Thuật ngữ "chlorogenic acid" dùng để chỉ các polyphenol acid có liên quan, bao gồm hydroxycinnamic acid (caffeic acid, ferulic acid và p-coumaric acid) và quinic acid. Tiềm năng điều trị của các hợp chất hoạt tính sinh học này là do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của chúng. CGA được tìm thấy phổ biến trong thực vật, trái cây và rau quả. 

hạt cà phê xanh
Hàm lượng CGA cao nhất trong hạt cà phê xanh. Ảnh minh họa.

Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới của nhóm Phenicol, là kháng sinh tổng hợp phổ rộng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Florfenicol đang là kháng sinh phổ biến dùng trị bệnh trong thú y và thủy sản.
Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy việc bổ sung một số chất trong chế độ ăn có tác dụng hiệp đồng đối với khả năng kháng bệnh và kích thích miễn dịch của tôm thẻ. Như nghiên cứu của Qianqian Zhai và cộng sự năm 2018 là sự phối hợp thuốc Astragalus polysaccharides (APS) và florfenicol (FFC). Bài viết này tóm lược kết quả nghiên cứu của Qianqian Zhai và Zhiqiang Chang 2021 về khả năng phối hợp florfenicol và axít chlorogenic trong điều trị bệnh hoại tử gan tụy (AHPND) trên tôm thẻ chân trắng.
Qianqian Zhai và cộng sự đã đánh giá khả năng sống sót, khả năng kháng bệnh và miễn dịch của tôm thẻ chân trắng với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VP AHPND) gây AHPND và được điều trị bằng florfenicol (FFC) và axít chlorogenic (CGA), sử dụng riêng lẽ hoặc hoặc kết hợp cả 2 loại. 
Sau thử thách với mầm bệnh VPAHPND, tôm được điều trị với florfenicol FFC (15 mg/kg thức ăn), CGA (200 mg/kg) kết hợp thuốc liều thấp (100 mg CGA/kg + 7,5 mg FFC/kg thức ăn), kết hợp thuốc liều vừa phải (200 mg CGA/kg + 15 mg FFC/kg) và kết hợp thuốc liều cao (400 mg CGA/kg + 30 mg FFC/kg) và 1 nhóm đối chứng không dùng thuốc, trong 5 ngày. 
Kết quả cho thấy so với việc sử dụng chỉ một trong hai loại thuốc, nhóm tôm được điều trị kết hợp FFC và CGA cho thấy tỷ lệ chết tích lũy thấp hơn đáng kể trong 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ở các nhóm phối hợp thuốc, mật độ vi khuẩn Vibrio luôn thấp hơn và các thông số miễn dịch luôn cao hơn so với các nhóm dùng 1 trong 2 loại thuốc (p <0,05). Trong các nhóm phối hợp thuốc, cấu trúc và tính toàn vẹn của ống gan tụy cũng tốt hơn. Do đó, việc sử dụng kết hợp FFC và CGA đã cải thiện tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh và khả năng miễn dịch của tôm bị nhiễm VPAHPND so với chỉ sử dụng một trong hai loại thuốc. 
Florfenicol (FFC) và acid chlorogenic (CGA) đã được thử nghiệm chống lại mầm bệnh VPAHPND trên tôm thẻ. Sử dụng kết hợp FFC và CGA giúp cải thiện khả năng miễn dịch và nâng cao khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp. 
Đăng ngày 27/10/2021
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 20:00 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 20:00 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 20:00 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 20:00 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 20:00 27/12/2024
Some text some message..