Gần 50% miền Tây có thể chìm trong nước biển

13,2% diện tích đồng bằng sông Hồng, 17,15% diện tích TP.HCM và 47,29% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ chìm trong biển nước nếu mực nước dâng cao 1 mét.

ngập lụt
Triều cường gây ngập nặng ở TP. Cần Thơ. Ảnh Công Tuấn

Đây là nội dung kịch bản biến đổi khí hậu mới được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố. Theo đó, đến năm 2100, mực nước biển trung bình ở khu vực Biển Đông sẽ dâng cao từ 56 – 77cm, tuy nhiên khu vực miền Nam sẽ có mực nước dâng cao hơn mức trung bình.

Các khu vực ven biển miền Trung cũng đối diện với nguy cơ ngập lụt nhưng thấp hơn nhiều, với khoảng 1,53% diện tích biến mất theo kịch bản nước biển dâng 100cm.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu thiệt hại nặng nhất nếu nước biển dâng cao bởi khu vực này thực chất đang “chìm một cách tự nhiên”, theo nghiên cứu mới công bố của Đại học Wageningen và Đại học Utrecht.

Với nền đất yếu, tình trạng sụt lún đất xảy ra thường xuyên và hiện nay càng trầm trọng hơn bởi việc khai thác nước ngầm thiếu bền vững.

sụt lún
Tuyến đường trăm tỉ Tắc Thủ - Đá Bạc, Cà Mau bị sụt lún nghiêm trọng. Ảnh Hiếu Nghĩa

Dự án nghiên cứu lún tại tỉnh Cà Mau giai đoạn 2 do Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với một số bên liên quan thực hiện cũng chỉ ra nguyên nhân tương tự, kèm theo một số nguyên nhân khác như xây dựng đô thị dẫn đến tăng tải trọng; thiếu hụt trầm tích do các đập thượng nguồn và cố kết tự nhiên (tức sự biến dạng của cốt đất).

Theo đó, tốc độ lún, sụt đất tại Cà Mau đang dao động ở mức từ 6,15 – 22mm mỗi năm, đo ở độ sâu 100m.

Nghiên cứu nhấn mạnh, đối chiếu với dự báo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) là nước biển dâng khoảng 60cm vào năm 2100, tức là khoảng 6mm mỗi năm, cho thấy tác động của nước biển dâng nhỏ hơn nhiều so với tác động của việc khai thác nước ngầm.

Sự sụt lún đất đang diễn ra làm tình trạng ngập lụt diễn ra nghiêm trọng hơn, tác động tiêu cực trực tiếp đến nông nghiệp, thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của khu vực. Nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị tàn phá cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới miền Tây, đặc biệt khi vùng này vẫn đang là “vùng trũng” về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Địa chất khó khăn khiến việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền Tây có độ khó và chi phí cao hơn nhiều so với những khu vực khác.

Trước đó, một số dự báo đưa ra con số tiêu cực hơn rất nhiều khi cho rằng đồng bằng sông Cửu Long có thể chìm hoàn toàn vào năm 2030. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, dự báo này thiếu cơ sở khoa học và mang tính chất cực đoan. Tuy nhiên, dự báo này vẫn đáng lưu tâm để nhấn mạnh sự cấp thiết của việc tìm ra các giải pháp bền vững cho mảnh đất Chín Rồng.

The Leader
Đăng ngày 20/01/2022
Phạm Sơn
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 09:05 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 09:05 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:05 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:05 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 09:05 28/01/2025
Some text some message..