Gạo ngon, tôm sạch ở miền đất khó

Vùng đất ngập mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long lâu nay được xem là đất khó. Khó bởi vì thường xuyên ngập mặn, khó vì thủy lợi chưa hoàn chỉnh, khó vì loay hoay giữa cây lúa với con tôm. Điều khá lạ là trong năm 2019, vùng đất này sản sinh ra sản vật ngon nhất thế giới, không những làm thay đổi diện mạo làng quê mà ngay cả cách nhìn vùng đất này cũng thay đổi.

Mô hình lúa - tôm
Mô hình lúa - tôm tại huyện Phước Long, Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Chọn cây lúa cho mô hình lúa - tôm

Cà Mau có hơn 51.000ha diện tích lúa - tôm, năng suất lúa đạt từ 3,5-3,6 tấn/ha; sản lượng tôm nuôi trung bình từ 400-460kg/ha/năm. Con số này tại Sóc Trăng là trên 46.000ha và Bạc Liêu trên 37.000ha, Kiên Giang trên 46.000ha. Mô hình lúa - tôm được xác định là bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để có một mô hình mà diện tích tăng hằng năm không phải là chuyện dễ.

Ông Lương Ngọc Lân - nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Bạc Liêu - nhớ lại: “Cách đây 20 năm, chuyện người dân Bạc Liêu ồ ạt phá đập để nuôi tôm đã trở thành điểm nóng. Người dân không còn mặn mà với cây lúa mùa, thích nuôi tôm. Chúng tôi mạnh dạn tham mưu cho tỉnh thí điểm cho nuôi tôm nhưng không quên trồng lúa trên đất nuôi tôm”.

Gần 20 năm định hình mô hình sản xuất trên vùng đất mặn ven biển, gần đây, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang hướng đến sản xuất lúa chất lượng, lúa thơm trên đất lúa - tôm. Sóc Trăng đã thành công với việc đưa bộ giống ST vào sản xuất trên đất lúa tôm này. Đầu tiên là ST5, rồi đến ST20, ST24 và gần đây là ST25 - giống lúa cho ra hạt gạo “ngon nhất thế giới”.

Ông Lương Minh Quyết - Giám đốc Sở NNPTNT Sóc Trăng - nhận định: “Chúng tôi đã chuyển trên 50% diện tích cây lúa từ lúa thường sang lúa đặc sản, lúa thơm. Riêng lúa trên đất tôm, tỉnh ưu tiên phát triển lúa ST24, ST25 nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gạo ngon nhất thế giới”.

Cà Mau, Kiên Giang cũng chọn bộ giống ngoài việc thích nghi với mô hình còn hướng đến chất lượng gạo, nhằm năng cao giá trị.

Hướng đến tôm sạch

Cà Mau khuyến cáo, tuyên truyền, vận động nông dân chú trọng chuyển đổi cơ cấu giống lúa từ chất lượng thấp sang trồng các giống lúa có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, giống phù hợp với vùng đất nhiễm mặn như: ST20, ST24, OM2517, lúa lai BT-E1 và sử dụng nhóm giống lúa chất lượng cao OM5451, OM6162, Camau1, Camau2... Theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, việc sản xuất lúa chất lượng như vậy, đồng nghĩa với việc sử dụng ít phân bón. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nuôi tôm vụ sau. Con tôm vì vậy cũng sạch, không có kháng sinh, chất lượng cao. Thực tế, Cà Mau đã xây dựng được vùng nguyên liệu tôm sạch tại hầu hết các địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc xây dựng thương hiệu tôm sạch cho tỉnh vẫn vấp phải những khó khăn nhất định.

Trong khi đó, tại Bạc Liêu, các doanh nghiệp, hợp tác xã tôm sạch lần lượt ra đời. Gần đây, một doanh nghiệp ký kết với trên 5.000 hộ nông dân nuôi tôm tại mô hình lúa - tôm cung cấp sản phẩm tôm sạch cho doanh nghiệp. Bù lại doanh nghiệp hỗ trợ con giống, kỹ thuật cho các hộ nuôi. Nói về mô hình này, ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc Sở NNPNT Bạc Liêu - cho hay: “Bạc Liêu được Chính phủ giao xây dựng thủ phủ tôm. Chúng tôi đã làm cầu nối cho doanh nghiệp ký kết với người nuôi tôm nhằm hướng đến tôm sạch, xây dựng thương hiệu tôm Bạc Liêu”.

Gạo ngon, tôm sạch là mục đích các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến. Vấn đề còn lại là cần quảng bá thương hiệu này rộng rãi đến người tiêu dùng.

Lao Động
Đăng ngày 22/01/2020
Nhật Hồ
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 02:57 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 02:57 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 02:57 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 02:57 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 02:57 18/12/2024
Some text some message..