Gập ghềnh đường ra biển lớn: Gỡ khó cho tàu 67

Trước thực trạng nợ xấu của “tàu 67”, các địa phương yêu cầu cơ quan chức năng phối hợp với NHTM đánh giá lại năng lực tài chính của từng chủ tàu.

Gập ghềnh đường ra biển lớn: Gỡ khó cho tàu 67
Nhiều tàu cá phải nằm bờ vì đánh bắt không hiệu quả.

Mỗi con tàu vỏ thép đóng mới có trị giá từ 15 - 18 tỷ đồng, có tàu hơn 20 tỷ đồng, trong đó, 95% là vốn vay ưu đãi của ngân hàng. Bình quân hàng tháng, mỗi chủ tàu phải trả tiền gốc và lãi suất hơn 100 triệu đồng, cứ 3 tháng trả một lần.

Theo các quy định hiện hành, nếu chủ tàu không thanh toán theo phân kỳ hợp đồng tín dụng thì buộc các Ngân hàng sẽ chuyển thành khoản nợ “khó đòi”, “nợ xấu”, lúc đó sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ. Trong điều kiện hoạt động khai thác thủy sản hiện nay gặp nhiều khó khăn, chủ tàu không có khả năng trả nợ.

Ngư dân Mai Thành Phúc, chủ tàu cá KH - 99146 vừa nhận được giấy triệu tập của Tòa án Nhân dân thành phố Nha Trang về việc Ngân hàng Đầu tư và phát triển - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa khởi kiện ông chậm trả nợ. Ông Phúc lo lắng, từ đầu năm đến nay, tàu của ông đi cả 5 chuyến biển đều thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng, chứ không phải vì cố tình chây ì.

“Bây giờ ngư dân vay là phải trả, vì đây là trách nhiệm và bổn phận của người vay. Kẹt nỗi, chúng tôi không phải muốn là chây ì nhưng vì cuộc sống khó khăn lắm, ngân hàng cứ tìm hiểu cho rõ rang, có thể xuống chi cục Thủy sản, tôi nộp toàn bộ hồ sơ, nhật ký khai thác, bao nhiêu con, tất cả có sẵn trong đó”, ông Phúc nói.

Thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, việc Ngân hàng phân kỳ trả nợ vay vốn không chia đều trong 16 năm mà chủ tàu phải trả nợ gốc cao, sau đó giảm dần các năm sau gây khó khăn cho ngư dân. Nhiều chủ tàu không chấp nhận phương án cơ cấu lại nợ, kiến nghị điều chỉnh lại phân kỳ trả nợ theo từng quý, chia đều trong thời gian vay vốn 16 năm để được hưởng lãi suất theo quy định.

Ông Hồ Sỹ Trọng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị cho rằng, vốn vay đóng tàu theo Nghị định 67 do các Ngân hàng huy động trong dân với lãi suất lên tới 8,4%/năm, nhưng ngư dân vay lại chỉ với lãi suất 1%/năm là rất ưu đãi. Hiện, thời gian trả nợ được Trung ương nâng từ 11 năm lên 16 năm nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng an toàn về vốn, vừa phù hợp với vòng đời của tàu cá  nên không thể gia hạn thêm được nữa.

Trong khi đó,ông Trần Đình Khoái, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, những chủ tàu thực sự khó khăn cần được xem xét, nhưng cũng cần kiên quyết với chủ tàu chây ỳ, không chịu trả nợ.

“Nếu khách hàng hợp tác có trả nợ, thì chúng tôi cũng sẵn sang để cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian trả nợ để có khả năng trả. Đối với trường hợp tàu chây ỳ, không trả nợ, trước hết là vận động, nếu không được có thể thu giữ không cho tàu ra khơi. Nợ chuyển sang nợ xấu, chúng tôi cương quyết khởi kiện ra cơ quan tòa án”, ông Trần Đình Khoái cho hay.

Tàu vỏ thép ở Bình Định mới đóng đã hỏng hóc ảnh hưởng chuyến biển của ngư dân.

Nghị định 17 bổ sung Nghị định 67 quy định “Cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản. Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.” Thế nhưng, phương án chuyển nhượng lại tàu cá cũng gặp không ít khó khăn. Bởi thực tế, hầu hết các chủ tàu được tiếp cận vốn vay ưu đãi Nghị định 67 đều là những người có năng lực, kinh nghiệm với nghề biển. Việc thu hồi tài sản, chuyển đổi chủ tàu là rất khó.

Ngoài ra, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối với tàu cá 67 chuyển nhượng, chủ sở hữu mới phải nhận toàn bộ khoản nợ từ chủ sở hữu cũ, bao gồm cả nợ gốc quá hạn và lãi phát sinh mà chủ tàu cũ, chưa trả cho ngân hàng trước thời điểm bàn giao.

Ông Võ Nam Thắng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cho biết, chủ tàu mới chỉ đồng ý nhận theo giá trị thực tế tại thời điểm nhận tàu, không đồng ý nhận cả nợ gốc quá hạn và lãi phát sinh mà chủ tàu cũ chưa trả cho ngân hàng.

“Đối với các chủ tàu cá có phát sinh nợ xấu, không còn khả năng trả nợ hoặc chây ỳ trong trả nợ, ngân hàng kiên quyết xử lý tài sản đảm bảo (là con tàu) để thu hồi nợ. Tuy nhiên, nếu thu hồi tàu bán đấu giá thì ngân hàng đang gặp khó khăn trong bảo quản con tàu, tìm các nơi, bến bãi neo đậu, ảnh hưởng giá trị con tàu khi bàn giao cho chủ mới”, ông Võ Nam Thắng nêu rõ.


Nhiều ngân hàng khởi kiện chủ tàu cá 67 ở miền Trung vì cho rằng chây ì không chịu trả nợ.

Trước thực trạng nợ xấu của “tàu 67”, các địa phương yêu cầu cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với ngân hàng thương mại đánh giá lại năng lực tài chính của từng chủ tàu. Cơ quan chức năng trao đổi về tình hình hoạt động, khai thác để ngân hàng đánh giá đúng về khách hàng; nghiên cứu phương án chuyển các nguồn hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi như: nhiên liệu, tiền hỗ trợ ngư dân về tài khoản ngân hàng cho vay để hỗ trợ ngân hàng quản lý đồng vốn đầu tư, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích. Qua đó, tạo điều kiện cho những chủ tàu thật sự khó khăn tiếp tục khai thác và trả nợ; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những chủ tàu cố tình chây ì, không trả nợ vay Ngân hàng.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương đôn đốc các chủ tàu thực hiện đúng hợp đồng cam kết với ngân hàng.

“Chính sách này tôi thấy rất nhân văn, vừa nâng cao đời sống cho ngư dân vừa góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia nhưng mà khó khăn vướng mắc. Từ hồ sơ thiết kế, bản vẻ, thẩm định, việc cấp phép tăng thêm ngành nghề từ lưới rê sang lưới chụp mà hẹn lui hẹn tới, chạy ra đến tận Hà Nội thì quả là nhiêu khê, khó khăn. Chúng tôi chia sẻ và sẽ kiến nghị ngay để phân cấp về cho tỉnh để làm sao các thủ tục đơn giản, nhanh gọn  và chính sách đến với bà con”, ông Hà Sỹ Đồng chia sẻ.

VOV- Miền Trung
Đăng ngày 15/10/2019
PV
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 14:41 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 14:41 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:41 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:41 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:41 20/04/2024