Gập ghềnh nghề "cá xe"

Thuật ngữ “cá xe” là câu cửa miệng của dân biển miền Trung. “Cá xe” là cá chở bằng xe tải đông lạnh từ các nơi đổ về phân phối cho người nướng cá, sau đó chở đi bán ở các chợ quê. “Cá xe” bắt đầu bằng xe đạp, tiến hoá dần sang Minkh và bây giờ là xe máy Tàu...

nghề cá xe
Xe cá về đại lý lấy hàng rồi tỏa đi các nơi. Ảnh: T.G

Nướng cá xe, nuôi cả nhà

Tôi có quen biết một “chuyên gia cá nướng” là o (cô) Lương, quê ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chỉ với nghề nướng “cá xe”, o đã chắt chiu dành dụm nuôi cả nhà. Lịch trình một ngày làm việc của o bắt đầu từ 4 giờ sáng với chiếc xe máy Tàu có gia công lại bộ khung đèo hàng, phía sau yên xe. Từ nhà o Lương chạy ra chợ “cá xe” khoảng mươi phút bắt đầu bằng việc bốc dỡ xếp cá từ thùng xe tải xuống cho các chủ xe máy. Xe tải chạy từ Nam ra hay Bắc vào đều “căn giờ” làm sao đến làng tôi vào khoảng 3 đến 4 giờ sáng, bởi lúc đó chợ cá sáng mới họp.

O Lương sau khi xếp cá lên xe “dong” thẳng một mạch lên chợ Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) cách làng tôi 30 cây số, nhóm lửa quạt than nướng cá ngay tại chợ và bán luôn cho khách ở đó. Người dân quê gọi cá này là “cá tàu”. Nghĩa là cá được đánh bắt bằng tàu về bán ở lạch Sót. Ít người biết đó là “cá xe” từ nơi khác chở về.

Mấy ai biết mỗi con cá như thế đã phải gánh trên mình bao nhiêu giá? O Lương làm phép tính đơn giản: “Này nhé: Con cá đánh bắt từ ngoài khơi về đến bờ đã là một giá – giá này còn rẻ. Sau đó cá được xếp vào khay đông lạnh tại kho bờ và “nhảy” thêm một giá. Cá được xếp lên xe chạy về đây vừa cộng tiền thuê chở, tiền xăng, tiền “làm luật” dọc đường đã đội giá lên cao rồi. Đến đại lý tiêu thụ các chủ kho đông lạnh ngoài này lại tính thêm giá nữa. Khi đến tay o Lương cá lại “chạy” lên chợ Nghèn, lại xăng xe, lại tiền than nướng và công sức người bán cá bỏ ra. Con cá từ “tàu” đến tay người tiêu dùng giá đã gấp đôi gấp ba”.  

“Cá xe” cũng lắm nỗi truân chuyên. Thường, các đại lý cá ở làng tôi có đường dây điện thoại nóng cho các ngư trường khác khi có độ chênh lệch giá là lập tức “cá xe” lên đường chở về không kể ngày đêm, mưa gió. Nhưng đôi khi đại lý chỉ cần tiêu thụ ít thì lại phải thuê xe nhỏ lên ngã ba đường quốc lộ 1 để “tăng bo” về.

Hành trình “cá xe” còn được kéo dài vượt biên ra khỏi lãnh thổ đất nước. Đó là cá Hàn Quốc, cá Nhật Bản. Cá Hàn Quốc thường là cá cam, mỗi con vài kg. Cá Nhật Bản là cá nục to cỡ gần bắp tay. Cá loại này được đông lạnh ngay từ các tàu lớn khi mới đánh bắt lên với công nghệ cao ngay trên biển, có mẫu mã đàng hoàng. Cá nhập khẩu trước khi đến tay người tiêu dùng đã được kiểm nghiệm khá kỹ. Chủ yếu cá được nhập vào cảng Hải Phòng sau đó bốc lên xe đông lạnh chở vào đây. Vì thế dân đi chợ lại được thưởng thức “cá tàu” nhưng lại là tàu ngoại quốc được nhập bằng ngoại tệ thì không biết giá cá còn cao ngất ngưởng đến đâu!

Xót xa làng cá

Nhớ lại một thời cửa lạch Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) quê tôi thuyền tàu vào ra tấp nập nhưng nay thì lặng ngắt, vì sông lạch cạn trơ mặc dù ở đây đã xây dựng một cảng cá hoành tráng. Thì ra, nguyên nhân “cá xe” phải chảy vòng vèo, giá cá phải đội lên nhiều là vì cửa lạch Sót tàu đánh bắt cá không vào được nên phải chạy đến các cửa lạch khác như Cửa Nhượng, Cửa Hội (Nghệ An) để dùng xe tải chở về làng cá lạch Sót. Cảng cá Lạch Sót nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, có dãy núi Nam Giới che chắn bão rất tốt nhưng những năm gần đây lạch cửa Sót bị bồi lấp gây trở ngại cho tàu thuyền mỗi khi ra vào cảng. “Nếu tàu trên 90CV về cảng vào thời diểm có triều cường cao nhất thì khó khăn lắm mới vào được cửa lạch”, anh Phạm Văn Hùng một ngư dân địa phương cho tôi biết.

Một dòng kênh thuộc huyện Ý Yên ngập rác thải ô nhiễm. Ảnh: H.A
Một dòng kênh thuộc huyện Ý Yên ngập rác thải ô nhiễm. Ảnh: H.A

Ông Lương Hồng Hải chỉ huy con tàu có công suất 135CV vừa vượt cạn thành công than thở: “Những ngày đánh bắt trên biển chỉ mong vào bờ thật nhanh, an toàn để bán cá. Khi vào đến cửa lạch bị mắc cạn mà vẫn cố vào thì dễ gãy chân vịt lắm”. Một ngư dân tàu cá huyện Quảng Xương, Thanh Hóa tâm tình: “Tàu tôi hành nghề ở vùng biển Bắc miền Trung và thường chọn cảng cá này để “nhả” hàng sau những chuyến bám biển. Nhưng có một thực tế là cửa lạch này đang bị bồi lấp quá nhanh bắt buộc chúng tôi phải chọn bến khác”.

Khi tìm hiểu nguyên nhân lạch Sót bị bồi lấp nhanh chóng, ngư dân địa phương cho biết thủ phạm chính là do công trình ngăn đập ở thượng nguồn để ngọt hóa sông Nghèn khiến con sông bị mất dòng chảy. Thời tiết đã sang thu, không còn ở giữa độ hè nắng gắt mà tôi vẫn chụp được hình ảnh cửa lạch cạn với những đụn cát kéo dài nhô lên như lưng con cá Voi khổng lồ. Cảng cá không phát huy được hiểu quả kinh tế lại đang xuống cấp mạnh. Toàn bộ nước thải và chất bẩn ở cảng cá chảy vào bể lắng và được “tống” ra biển, phá hoại môi trường sinh thái. Mỗi ngày theo lịch thời tiết thủy văn ở cửa lạch này triều cường chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ thì tàu thuyền làm sao ra vào kịp. Đặc biệt về mùa mưa bão sẽ rất nguy hiểm nếu tàu thuyền mắc cạn.

Bây giờ đường làng ngõ xóm làng biển quê tôi đã được “phủ” bê tông rộng rãi chắc chắn nhưng hành trình “cá xe” thì còn bao nỗi gian truân gập ghềnh với bao “ổ gà” xốc nổi đẩy giá thành con cá lên chóng mặt. Dự án nâng cấp nạo vét cảng cửa Sót với nguồn vốn dự tính 140 tỷ vẫn còn trên giấy thì người ngư dân quê tôi vẫn còn vất vả nhiều với nghề “cá xe”…

Theo Giadinh.net
Đăng ngày 09/10/2013
Ngọc Phú - Quốc Huy
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 13:49 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 13:49 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 13:49 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 13:49 08/11/2024
Some text some message..