Gặp họa sau khi ăn cá ủ chua, chả lụa: 8 việc để tránh ngộ độc botulinum

Trước các vụ ngộ độc botulinum liên tục xảy ra gần đây, cơ quan chức năng đã hướng dẫn 8 "chìa khóa" để người dân có cách phòng trách xảy ra những sự việc tương tự.

Bệnh nhân ngộ độc
Bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong tình trạng liệt cơ. Ảnh: BV

Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước đã tiếp nhận các ca ngộ độc botulinum, sau khi ăn cá chép muối ủ chua hay ăn chả lụa (giò lụa) không rõ nguồn gốc.

Gần đây nhất là 6 trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính do botulinum xảy ra tại TP Thủ Đức (TPHCM), khi gia đình bệnh nhân mua và sử dụng các loại thực phẩm bán dạo, không có nhãn mác rõ ràng.

Hậu quả, đã có một trường hợp nam bệnh nhân 45 tuổi tử vong sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vì biến chứng nặng, khi chưa kịp dùng thuốc giải BAT (8.000 USD/lọ) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ khẩn cấp cho bệnh nhân.

Với 5 bệnh nhân còn lại, có một cháu bé đã được xuất viện, 4 trường hợp vẫn đang nằm điều trị, thở máy tại các Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, ngộ độc do botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao, ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Theo Bộ Y tế, thời gian khởi phát ngộ độc phổ biến từ 12-36 giờ sau ăn, phần lớn trong ngày đầu tiên sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc. Khi đó, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, sau đó liệt ruột, táo bón và liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân...

Trường hợp ngộ độc nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ mỏi, yếu các cơ giống như suy nhược, biểu hiện đối xứng hai bên và cảm giác vẫn bình thường. Nếu lâm vào liệt nặng có thể gây suy hô hấp và gây tử vong.

Ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum cũng được các chuyên gia y tế đánh giá là loại ngộ độc kinh điển trong y văn, do một số vi khuẩn sinh độc tố gây bệnh, phổ biến là vi khuẩn Clostridium botulinum.

Thực phẩmTất cả thực phẩm đóng gói kín, môi trường bảo quản không đảm bảo đều có khả năng gây ngộ độc botulinum. Ảnh: Hoàng Lê)

Tại hướng dẫn tạm thời chẩn đoán, điều trị ngộ độc botulinum, Bộ Y tế đã đề cập đến các loại thực phẩm gây ngộ độc botulinum cổ điển là thịt hộp, nên vi khuẩn gây bệnh được gọi là "vi khuẩn độc thịt".

Tuy nhiên, thực tế các vụ ngộ độc trên thế giới cho thấy, tất cả thực phẩm từ rau, củ, quả, hải sản, thịt... sản xuất không bảo đảm và đóng gói kín (như đồ hộp, can, lon, chai, lọ, bao, túi...) cùng với môi trường bảo quản bên trong không an toàn, dẫn tới bào tử phát triển thành vi khuẩn và sinh ngoại độc tố.

Cục An toàn thực phẩm cũng cho rằng, thực phẩm gây ngộ độc botulinum phổ biến là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không bảo đảm. Dù vậy, thực phẩm sản xuất công nghiệp và ăn tại các nhà hàng vẫn có thể xảy ra ngộ độc.

Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm nói chung, phòng tránh ngộ độc botulinum nói riêng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đưa ra 8 "chìa khóa" mà người dân cần biết.

Thứ nhất, trong sản xuất, chế biến phải dùng những nguyên liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, tuân thủ theo đúng yêu cầu quy định về vệ sinh trong quy trình sản xuất.

Thứ hai, trong sản xuất đồ hộp, phải chấp hành chế độ khử khuẩn một cách nghiêm ngặt.

Thứ ba, chỉ sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Thứ tư, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Bảo quản thực phẩmCục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần hiểu biết về cách sử dụng, bảo quản thực phẩm. Ảnh : Hoàng Lê

Thứ năm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

Thứ sáu, không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không đông đá.

Thứ bảy, với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Thứ tám, khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc botulinum, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dân trí
Đăng ngày 29/05/2023
Hoàng Lê
Sức khỏe

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 10:13 25/09/2024

Bảo vệ sức khỏe người dùng: Giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ngày nay, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm an toàn là vấn đề được đặt ra hàng đầu. Các loài thủy sản được nuôi công nghệ để nâng cao sản lượng. Nhưng song song với đó, việc lạm dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi lại trở nên phổ biến. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho người dụng và cả ngành nuôi trồng thủy sản nước ta.

Thủy hải sản
• 11:37 19/07/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 01:09 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 01:09 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 01:09 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 01:09 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 01:09 27/11/2024
Some text some message..