Gặp “kình ngư” trên lòng hồ sông Đà

Những năm trước, người nuôi cá trên lòng hồ sông Đà sợ nhất lũ đầu mùa và bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra. Các suối đổ nước về lòng hồ mang theo độc tố làm cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, anh Đinh Văn Linh ở xóm Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong đã khắc phục được những hạn chế và nuôi cá thành công. Từ kinh nghiệm của mình, anh không chỉ làm giàu mà đang 'kéo” hàng trăm hộ trở lại với nghề nuôi cá lồng.

Gặp “kình ngư” trên lòng hồ sông Đà
Sau 2 năm nuôi cá lồng trên lòng hồ thất bại, anh Đinh Văn Linh, xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã tìm ra bí quyết nuôi cá lớn nhanh, ít bệnh, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ngày xưa các cụ có câu "Nuôi cá như gá bạc”, ví chuyện nuôi cá làm ăn như đánh bạc. Gặp năm làm ăn thuận lợi trở thành triệu phú nhưng cũng có thể trắng tay vì nuôi cá. Đối với nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà cũng không ngoại lệ. Nhiều gia đình bao năm gắn bó với nghề cá phải bỏ nghề bởi dòng nước "đỏng đảnh” thất thường bởi thời tiết.

Tráng là xóm vùng lòng hồ, khó khăn nhất của xã Bình Thanh với hơn 100 hộ. Nhiều năm nay bà con nơi đây sinh sống bằng nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Những năm trước đây, bà con tự làm lồng nuôi cá. Tuy nhiên, do nguồn nước và dịch bệnh nên năm được, năm mất. Nhiều hộ phải bỏ lồng không nuôi. Sinh ra và lớn lên tại xóm Tráng, anh Linh cũng như bao gia đình khác sống chủ yếu bằng trồng ngô, sắn và đánh bắt thủy sản. Năm 2014, anh theo một vài hộ trong xóm vay tiền đầu tư nuôi cá lồng. Ngoài công sức và vật tư như tre, luồng tự có, anh bỏ ra hơn 10 triệu mua giống cá trắm cỏ, trắm đen và lưới để nuôi 2 lồng. Sau vài tháng chăm sóc tốt, cá lớn nhanh. Vào khoảng đầu tháng 5, khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống, nước ở các suối chảy ra sông. Nước đục, nhiều tạp chất nên cá trong lồng của anh chết hết. Không nản trí, năm sau anh tiếp tục đầu tư vốn làm thêm lồng với chi phí hơn 30 triệu đồng. Cũng như năm trước, sau vài tháng dốc sức, đàn cá của anh bị chết phải bán đổ bán tháo. Lúc này anh thấy hầu hết những nhà nuôi cá gần bờ cá đều bị chết. Khi anh ra xa bờ múc nước về, thấy nước vẫn trong. Anh sang xã Thung Nai tìm hiểu nuôi cá thì thấy một vài hộ nuôi gần bờ cá đều bị chết do thiếu ô xi. Có một hộ mang lồng ra xa bờ nuôi thì không bị chết.

Năm 2016, anh vay thêm vốn tiếp tục đầu tư nuôi 10 lồng và kéo lồng ra xa bờ. Tuy công chăm sóc hàng ngày vất vả như vận chuyển thức ăn, trông coi bảo vệ nhưng cá lại an toàn vào đầu mùa mưa. Cuối năm đó, lồng cá của anh cho thu hoạch gần trăm triệu đồng. Nuôi thành công, có nguồn động viên, khích lệ anh tiếp tục vay thêm vốn ngân hàng đầu tư 20 lồng cá. Từ lồng bằng tre, luồng, anh mạnh dạn đầu tư lồng sắt. Mỗi năm gia đình anh xuất hơn 4 tấn cá thương phẩm ra thị trường, thu về vài trăm triệu đồng.

Một trong những khó khăn nhất của nuôi cá lồng là nguồn nước vào mùa mưa và bệnh do ký sinh trùng gây ra. Khi đã phòng tránh được, lồng cá của anh thỉnh thoảng mới bị bệnh. ở ao, hồ, việc phòng bệnh cho cá dễ dàng với hình thức khử trùng cho nước. Nhưng với mặt nước rộng như lòng hồ thì không thể áp dụng được. Qua tài liệu, sách, báo và kinh nghiệm nuôi cá anh học được thì cho cá ăn tỏi là biện pháp tốt nhất. Sau khi cá bị bỏ đói vài ngày, tỏi đập dập thả xuống là cá ăn. Không những phòng bệnh ký sinh trùng mà tỏi còn là kháng sinh để phòng nhiều bệnh cho cá. Anh Linh cho biết: Cách phòng bệnh này tôi áp dụng 3 năm nay rất hiệu quả. So sánh với những lồng không cho ăn tỏi thì cá ở lồng ăn tỏi khỏe mạnh, lớn nhanh mà ăn rất khỏe. Điều quan trọng nữa là đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng kể cả khi vừa cho ăn cũng có thể xuất bán được.

Từ cách làm thành công của anh Đinh Văn Linh, nhiều người trong xóm đã học tập, kéo bè ra xa để nuôi cá. Giờ đây, hợp tác xã nuôi cá lồng xã Bình Thanh do anh làm chủ nhiệm đã có 23 hộ tham gia nuôi với hàng trăm lồng. Mỗi năm, hợp tác xã xuất ra thị trường vài chục tấn cá, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động. Nhiều hộ từ đó vươn lên làm giàu, có cuộc sống ổn định.

Báo Hòa Bình
Đăng ngày 18/08/2018
Việt Lâm
Nuôi trồng

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 11:13 23/01/2025

Top mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cao nhất hiện nay

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nghề nuôi cá lóc, đang có những bước tiến vượt bậc nhờ áp dụng các mô hình hiện đại.

Cá lóc
• 11:13 23/01/2025

Tôm cá Cà Mau tưng bừng cận Tết

Càng cận Tết Ất Tỵ, các vùng quê truyền thống tôm cá Cà Mau càng tưng bừng nét cổ truyền đan xen hiện đại từ ruộng đồng thu hoạch đến làng nghề chế biến để đưa sản phẩm đi bốn phương.

Thu hoạch tôm
• 11:13 23/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:13 23/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:13 23/01/2025
Some text some message..