Gây nuôi, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi trai môi vàng tại huyện phú quốc

Ngày 28 tháng 11 năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá Giai đoạn I của Đề án “Thí điểm thả nuôi giống Trai nhân tạo gắn với bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Hòn Vang, xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”.

Gây nuôi, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi trai môi vàng tại huyện phú quốc
Nhà giàn canh giữ, bảo vệ Trai gây nuôi tái tạo nguồn lợi

Đề án được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt theo Quyết định số 2629/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2016. Các đơn vị thực hiện gồm: Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc và DNTN Ngọc Hiền; với Đơn vị tư vấn là: Viện Hải Dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Theo đó, Đề án dự kiến thực hiện 20 năm (chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I là 02 năm đầu; Giai đoạn II là những năm tiếp theo). Mục tiêu của Đề án là nhằm Xây dựng mô hình liên kết giữa Ban quản lý Khu bảo tồn biển với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, tái tạo nguồn lợi và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Quốc.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện các sở, ngành và chính quyền địa phương như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường; Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kế hoạch – Tài chính, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông); Các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Phú Quốc (Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường) và UBND xã Hòn Thơm.

Qua 02 năm triển khai Đề án, DNTN Ngọc Hiền đã cùng với BQL Khu bảo tồn biển Phú Quốc thả 02 đợt giống Trai môi vàng (Pinctada maxima) với tổng số lượng là 2,45 triệu con (kích thước 1-3 cm); phối hợp tổ chức 11 chuyến tuần tra, kiểm soát; xây dựng nhà quan sát và thả các loại phao phân ranh giới bảo vệ tại khu vực nuôi. Tổng chi phí đầu tư trong Giai đoạn I hơn 10 tỷ đồng.

trai môi vàng, nuôi trai, mô hình nuôi trai, thúy sản, giống thủy sản

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao sự tham gia của DNTN Ngọc Hiền trong việc nỗ lực đóng góp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi Trai môi vàng nói riêng trong Khu bảo tổn biển Phú Quốc. Hội nghị cũng thảo luận đánh giá những mặt làm được – chưa làm được để các Đơn vi thực hiện và Đơn vị tư vấn bổ sung hoàn thiện, tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung Đề án trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể:

* Những mặt làm được: Kết quả thí điểm thả giống nuôi tái tạo nguồn lợi Trai môi vàng ở Giai đoạn I của Đề án cho thấy, loài này thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở khu vực Hòn Vang (thuộc Quần đảo An Thới) thông qua việc sinh trưởng tốt và phát tán đến những nơi có điều kiện dinh dưỡng cao, dòng chảy mạnh, nước sâu. Qua kiểm tra, tốc độ sinh trưởng và phát triển tuyến sinh dục của Trai nuôi hoàn toàn bình thường như những vùng biển khác. Có thể nói, việc thả nuôi Trai môi vàng trong Giai đoạn I của Đề án đã góp phần tái tạo nguồn lợi tự nhiên; đồng thời cho thấy, khu vực nuôi không những không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh mà còn làm tăng tính đa dạng sinh học tại khu vực biển được giao. Xuất hiện số lượng nhiều của một số loài cá có giá trị kinh tế cao và có kích thước lớn (cá Kẽm, cá Mú đỏ, cá Mú sao,...); các loài động vật đáy (Sò nước, Sò tô, Ốc đụn, Cầu gai,...). Riêng đối với rạn San hô thì phát triển rất tốt, phong phú về thành phần loài, chiếm phần lớn trong số đó là san hô cứng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu được khai thác, phát huy tốt, việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi loài Trai môi vàng sẽ là một “sản phẩm du lịch” đặc trưng thu hút khách tham quan, thưởng lãm mà chưa nơi nào có được lợi thế như ở đây.  

* Những mặt còn hạn chế: So với mục tiêu ban đầu, quá trình triển khai Đề án còn một số mặt còn hạn chế, cần phải khắc phục, hoàn thiện như: (1) Lượng giống thả nuôi thực tế chưa đạt số lượng dự kiến ban đầu (khoảng 45 triệu con); (2) Tỷ lệ sống trai thả nuôi ghi nhận được còn thấp; (3) Công tác phối hợp tuần tra, khảo sát có khi chưa được nhịp nhàng, liên tục, còn bị động ở một số thời điểm; (4) Chưa lường trước để có biện pháp phòng tránh việc phát tán của trai nuôi khi trưởng thành gây khó khăn cho việc định lượng trai sống sót để đánh giá Giai đoạn I của Đề án; và (5) Chưa có biện pháp bảo vệ các phao phân ranh, phân vùng hiệu quả, khiến cho việc thất thoát có xảy ra.

* Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: (1) Khu sản xuất trai giống nhân tạo của Doanh nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu đang trong giai đoạn sữa chữa, hoạt động sản xuất có gián đoạn. (2) Hiệu quả xử lý các hành vi xâm phạm trái phép trong khu vực thực hiện Đề án chưa cao, khiến cho tình trạng thất thoát trai nuôi và mất cắp phao phân ranh vẫn còn xảy ra. (3) Các khung cố định không còn ghi nhận trai bám trên các vĩ nhựa và cũng không ghi nhận thấy vỏ trai đã chết ở đáy biển, khả năng lớn là Trai dứt tơ chân và di chuyển ra ngoài khu vực giám sát. (4) Thời tiết không thuận lợi (sóng to, gió lớn) cũng làm cho công tác tuần tra, khảo sát có khi không thực hiện được; phao ranh bị trôi dạt và trai nuôi phát tán theo dòng nước mạnh.

Để triển khai thực hiện tốt Giai đoạn II của Đề án, Đơn vị thực hiện và Đơn vị tư vấn cần phát huy những mặt làm được, đồng thời có giải pháp khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém nói trên, đặc biệt là công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương và vấn đề tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi bắt trộm Trai thả nuôi trong khu vực thí điểm. Bên cạnh đó, DNTN Ngọc Hiền cũng cam kết sẽ trang bị Ca-nô phục vụ công tác đi lại tuần tra, khảo sát; thả thêm hơn 42 triệu con giống Trai môi vàng trong 03 năm tới và đầu tư các khoản chi phí khác trong giai đoạn tiếp theo để thực hiện tốt các nội dung của Đề án đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.  

Có thể nói, với sự nhiệt tình của DNTN Ngọc Hiền và BQL Khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng với sự hỗ trợ hết mình của Viện Hải dương học (đặc biệt là tâm huyết của PGS.TS Võ Sĩ Tuấn – Viện trưởng) sẽ là cơ sở cho sự thành công của Đề án. Đồng thời, mô hình hợp tác giữa DNTN Ngọc Hiền và BQL Khu Bảo tồn biển Phú Quốc trong khuôn khổ Đề án sẽ là “hình mẫu” để nhân rộng, thu hút nhiều nguồn lực xã hội khác (người dân, doanh nghiệp, tập đoàn,…) cùng tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên nói chung; không chỉ đối với loài Trai môi vàng mà còn các loài thủy sản khác hiện cũng rất cần được bảo vệ, tái tạo nguồn lợi trên vùng biển Phú Quốc như: rùa biển, hải mã, trai tai tượng,... Nếu làm được như vậy, “giá trị Phú Quốc” sẽ ngày một gia tăng trong mắt của khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến đây tham quan, thưởng lãm.

Kiengiang.gov.
Đăng ngày 26/12/2018
Phù Vĩnh Thái
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi thuỷ sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 15/09/2023

Phát triển nông nghiệp trồng trọt trên biển

Đứng trước hiện trạng mực nước biển dâng cao, nhiễm mặn xâm lấn đất nông nghiệp, trang trại. Một công ty tại Canada đã công bố hoạch xây dựng mạng lưới trồng lúa trên đại dương. Đây được cho là giải pháp thiết thực trong tương lai, bởi cây lúa có khả năng chịu mặn tốt.

Trồng lúa
• 14:11 11/09/2023

Bình Định: Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa Làng chài Nhơn Lý

Vừa qua, vào dịp nghỉ lễ 2.9. 2023, tại làng chài Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), Đoàn Thanh niên xã Nhơn Lý phối hợp cùng Mạng lưới Thủ lĩnh xanh tại Quy Nhơn ra quân triển khai Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa với thông điệp “Chung tay hành động - Du lịch xanh có trách nhiệm”.

Sản phẩm
• 11:17 05/09/2023

Biến đổi khí hậu - El Nino ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm nói chung, nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng, hiện nay bà con đang đối diện nhiều khó khăn, trở ngại.

Tôm thẻ
• 10:43 22/08/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 10:40 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 10:40 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 10:40 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 10:40 03/10/2023

Những ngày quyết gỡ “thẻ vàng” IUU để xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, chương trình đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 18/10/2023.

Ngư dân
• 10:40 03/10/2023