Gen cá hồi giúp nó tìm đường về nhà

Vào mùa xuân, khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng, Cá hồi Vân đã di chuyển hàng trăm dặm mà không cần bàn đồ hay GPS để tìm đường trở lại các con sông và dòng suối nơi chúng đã được sinh ra để đẻ trứng. Các nhà nghiên cứu đã xác định được gen cho phép cá thực hiện hành trình phi thường này với sự trợ giúp từ từ trường của Trái đất.

Gen cá hồi giúp nó tìm đường về nhà
Nguồn: Eric Engbretson, U.S. Fish and Wildlife Service

Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 26 tháng 4 năm 2017 tại Biology Letters, các nhà nghiên cứu đã xác định các gen cho phép cá thực hiện hành trình phi thường với sự trợ giúp từ từ trường của Trái Đất.

Được tạo ra bởi dòng chảy của kim loại nóng chảy trong lõi, từ trường của trái đất chỉ từ khoảng 25 microteslas(µT - đơn vị chỉ cường độ từ trường) gần đường xích đạo đến 65 microteslas về phía các cực - nó trở yếu hơn một trăm lần so với nam châm lạnh.

Các loài động vật khác nhau có thể phát hiện từ trường yếu và sử dụng chúng để điều hướng. Việc “thu nhận từ trường” được biết đến lần đầu tiên ở loài chim vào những năm 1960 sau đó là loài ong, kỳ nhông và rùa biển.

Để nghiên cứu cơ sở di truyền học, nhà khoa học Bob Fitak của Đại học Duke và giáo sư sinh vật học Sönke Johnsen và các đồng nghiệp đã khảo sát những thay đổi trong biểu hiện gen diễn ra trên toàn bộ bộ gen của loài cá hồi Vân(rainbow trout) khi cảm giác từ tính của động vật bị gián đoạn.

Trong một bể cá dưới tầng hầm ở đại học Duke, họ ngẫu lấy một con cá từ bể chứa vào một thùng chứa nhỏ, và đặt thùng chứa bên trong một cuộn dây. Cuộn dây được nối với một tụ điện, để tạo ra một xung điện từ tách rời trong cuộn dây,  yếu hơn 10 lần so với từ trường tạo ra bởi một máy MRI trong bệnh viện.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã sắp xếp tất cả các gen đọc ra, hoặc bản dịch mã của RNA, có trong não của 10 con cá được nghiên cứu và 10 điều khiển để kiểm tra xem gen nào đã được bật và tắt để phản ứng với xung từ.Việc phá vỡ la bàn bên trong của con cá với xung điện từ đã kích hoạt thay đổi 181 trong tổng số 40.000 gen họ kiểm tra.

Não của cá được xử lý cho thấy sự tăng lên của biểu hiện gen ảnh hưởng bởi ferritin (một protein giữ và vận chuyển sắt trong tế bào). Các nghiên cứu cũng cho thấy những thay đổi trong gen liên quan đến sự phát triển của dây thần kinh thị giác.
"Kết quả cho thấy sự phát hiện hệ thống dựa trên sắt có thể được kết nối hoặc ở bên trong mắt", Johnsen nói.

Các phát hiện này phù hợp với ý tưởng đầu tiên được đề xuất gần 40 năm trước, rằng động vật có các hạt từ tính nhỏ của một hợp chất có chứa sắt gọi là magnetite trong cơ thể của chúng. Các hạt magnetite được cho là hoạt động như kim la bàn siêu nhỏ, truyền thông tin tới hệ thần kinh bằng cách căng thẳng hoặc xoắn các thụ thể trong tế bào khi chúng cố gắng liên kết với từ trường của Trái Đất.

"Bạn có thể nghĩ chúng như những nam châm nhỏ mà các tế bào của cơ thể có thể cảm nhận được", Fitak nói.

Theo Duke University
Đăng ngày 04/05/2017
LỆ THỦY Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:48 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:48 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:48 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:48 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:48 25/04/2024