Ghi nhật ký khai thác thủy sản: Có nhưng… đối phó

Ghi nhật ký khai thác thủy sản (KTTS) là quy định bắt buộc trong mỗi chuyến vươn khơi. Tuy nhiên, hiện nay các chủ tàu ít thực hiện, nếu có thì việc ghi nhật ký KTTS cũng theo kiểu đối phó để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ghi nhật ký khai thác thủy sản: Có nhưng… đối phó
Cá về cảng Phan Thiết. Ảnh: N.Lân

Sợ… lộ ngư trường

Theo nhiều ngư dân, hầu hết tàu khai thác xa bờ đều thực hiện việc ghi chép nhật ký KTTS. Đây là cơ sở để ngành chức năng xem xét nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho ngư dân. Đây cũng giải pháp quan trọng để truy xuất nguồn gốc thủy sản, ngăn chặn tình trạng tàu cá xâm phạm lãnh hải các nước. Tuy nhiên, việc ghi nhật ký như thế nào còn là câu chuyện khác. Ngư dân Nguyễn Thanh (phường Phú Hài) thừa nhận: “Trên biển, các tàu cá phải tận dụng thời gian để buông từng mẻ lưới. Chính vì thế, ngư dân khó có thể ghi chép cụ thể từng nội dung quy định trong nhật ký KTTS. Đặc biệt, các thông tin như khai báo về tọa độ, sản lượng, các loại sản phẩm khai thác… ít tàu cá nào thực hiện vì dễ bị lộ ngư trường, luồng cá và doanh thu…”.

Ngoài tâm lý giấu ngư trường, sợ lộ vị trí đánh bắt, trình độ của nhiều ngư dân và thuyền trưởng còn hạn chế, nên việc vận hành thiết bị còn gặp khó khăn. Thực tế, trước khi ra khơi, cơ quan chức năng có trách nhiệm quản lý, cấp giấy đăng ký, sổ danh bạ thuyền viên, đăng kiểm, nghề khai thác... Thế nhưng, chủ tàu thuyền đi ngư trường nào, đánh bắt loại thủy sản gì, bán ở đâu, cho ai thì không thể kiểm soát hết được. Bên cạnh đó, các cơ sở thu mua thủy sản cũng mua từ nhiều tàu khác nhau, nên không thể biết hết nguồn gốc hàng hóa. Nếu ngư dân không chủ động ghi nhật ký, việc doanh nghiệp đi từng tàu để xác nhận nguồn gốc thủy sản đánh bắt, nhằm đáp ứng quy định của các thị trường nhập khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

Phải gắn thiết bị giám sát hành trình

Năm 2018, Bình Thuận có hơn 6.700 tàu thuyền, trong đó có hơn 3.200 tàu cá có công suất 90CV trở lên. Sản phẩm khai thác được quản lý, xác nhận tại ba cảng cá: Cảng cá Phan Thiết, cảng cá Phan Rí Cửa và cảng cá La Gi. Theo ngành chức năng của tỉnh, tất cả các ngư dân KTTS xa bờ đều được phát mẫu và hướng dẫn cách ghi chép nhật ký mỗi chuyến biển, nhưng phần lớn ngư dân chỉ ghi chép 4 chuyến biển để làm cơ sở đề nghị hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo Quyết định 48 của Chính phủ. Các chuyến biển khác, ngư dân không ghi nhật ký hoặc có nhưng không cụ thể, không báo cáo, nên việc kiểm soát hoạt động KTTS của ngư dân trên biển và truy xuất nguồn gốc sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Một số công ty chuyên xuất khẩu thủy sản trong tỉnh cho biết: Năm 2018, hàng xuất khẩu sang thị trường EU giảm từ 30 - 50% vì nguyên liệu được xác nhận nguồn gốc rất ít, do ngư dân không ghi chép đầy đủ nhật ký đánh bắt.

Để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, thời gian qua Chi cục Thủy sản đã tổ chức tập huấn cho hàng nghìn chủ tàu, thuyền trưởng về thực hiện báo cáo, ghi nhật ký từng chuyến biển, sử dụng các thiết bị giám sát hành trình, định vị, máy tầm ngư, vô tuyến điện… Đặc biệt, chi cục đã tuyên truyền nhiều về Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Theo luật mới, đối với những tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên phải có thiết bị giám sát hành trình mới được cấp giấy phép KTTS. Và thuyền trưởng phải bảo đảm thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24/24h từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng.

Hi vọng với những quy định mới, những chế tài mới thì việc giám sát tàu thuyền trên biển cũng như nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc ghi nhật ký KTTS sẽ cải thiện trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những giải pháp cấp bách nhằm khắc phục cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về KTTS bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 22/04/2019
Minh Vân
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:47 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:47 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:47 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:47 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 10:47 26/04/2024