Giá cua biển tăng

Khoảng mươi ngày nay, giá cua biển thương phẩm ở ĐBSCL tăng rất mạnh, giá cua gạch son lên tới gần 400.000đ/kg, cua y (cua thịt) giá ngót 200.000đ/kg, tăng khoảng 50.000đ/kg so với những ngày trước đó.

Ảnh minh họa (Nguồn: nongnghiep.vn)

Kinh doanh cua biển

Ông Trần Văn Khang, ở xã Thuận Hòa, An Minh, Kiên Giang bán được gần 50 kg cua phấn khởi cho biết: “Nhiều năm rồi tui để ý thấy cứ vào dịp cuối tháng 4 là giá cua tăng rất mạnh. Vì vậy, khoảng gần một tháng nay tui bắt đầu tuyển cua để nuôi vỗ béo. Khi đặt rập, thấy những con cua mới lột hoặc chưa đầy gạch tui cho vào lồng lớn đặt dưới vuông, hằng ngày cho ăn bằng cá rô phi tươi cắt khúc. Căn đúng vào dịp này cất lên bán”. Theo ông Khang, với số cua này nếu bắt rồi bán luôn, cua thịt giá 160.000 đồng/kg, cua gạch 330.000 đồng/kg thì giỏi lắm cũng chỉ thu được 8-9 triệu đồng. Nhưng nhờ nuôi lại cho cua chắc thịt, lên gạch đầy đủ, hơn nữa lại bán được giá cao nên thu được gần 15 triệu đồng.

Tại tỉnh Cà Mau, một số nông dân nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi cua. Ông Nguyễn Lương Tri ở xã Biển Bạch, Thới Bình, Cà Mau cho biết, so với con tôm sú thì nuôi cua cần vốn đầu tư ít hơn và công chăm sóc cũng khỏe hơn. Đặc biệt là nuôi cua ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi là có thể đặt rập để bắt cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Mấy năm nay giá cua luôn ở mức cao nên người nuôi cua cũng có thu nhập khá. Nếu kết hợp vừa nuôi trên ruộng, sau đó nuôi vỗ béo trong lồng rồi mới bán thì thu nhập sẽ cao hơn. “Những ngày vừa qua giá cua tăng cao nên nông dân rất phấn khởi. Ai có cua cũng tích cực đặt rập thu hoạch để bán. Gia đình tui cũng bắt bán được gần 30kg cua, trong đó phân nửa là cua gạch son, thu nhập hơn 6 triệu đồng. Nếu giá cua cứ giữ ở mức cua thịt hơn 200.000 đồng/kg và 400.000 đồng/kg cua gạch son thì thu nhập từ nuôi cua cũng không kém gì con tôm”, ông Tri cho biết. Một số nông dân còn mua cua cua ốp (cua mới lột) về nuôi vỗ béo trong thùng nhựa cho tới khi lên gạch để bán lại kiếm lời.

Ông Trà Kiết Tài, một thương lái chuyên thu mua cua ở Cà Mau và Kiên Giang cho biết, so với các loài thủy sản khác như cá hay tôm thì cua là loại có giá tăng giảm nhanh nhất. Chỉ cần ngày trước ngày sau là giá chênh nhau lên đến vài chục ngàn đồng, nhất là gần vào những ngày lễ, tết. Có năm, dịp lễ 30/4 giá cua gạch son lên đến hơn 500.000 đồng/kg. Bình thường, vựa cua của tui chỉ thu mua được khoảng 500-700 kg cua/ngày, nhưng dịp lễ mua được cả tấn vì giá tăng cao nên nông dân tranh thủ bắt cua để bán. Dù sản lượng nhiều nhưng cũng không đủ cung cho các bạn hàng ở các thành phố lớn, cứ gom được bao nhiêu là họ cho xe đến cân hết chở đi.

Hiện nay, phong trào nuôi cua xen tôm đang được các đia phương nhân rộng. Trong tổng số gần 22.000 ha nuôi cua của huyện An Minh (Kiên Giang) thì có trên 19.000 ha là nuôi xen canh tôm cua trên ruộng lúa (mô hình tôm-lúa). Ông Năm Bơ (Nguyễn Văn Bơ), ở xã Đông Hòa, An Minh đã nhiều năm nuôi xen canh tôm với cua cho biết: “Nuôi xen canh tôm với cua ít rủi ro hơn là nuôi chuyên một thứ. Tuy nhiên, phải thả tôm trước, khi tôm đạt trọng lượng khoảng 100 con/kg thì mới tiến hành thả cua để tránh tình trạng cua ăn thịt tôm. Nếu nuôi đạt, 1 ha bắt khoảng 300 kg tôm và khoảng 100 kg cua là nhà nông đã có nguồn thu 40-50 triệu đồng”.

Nhiều nông dân canh tác theo mô hình trên cho biết, nuôi cua không cho thu hoạch tập trung như tôm nhưng ngày nào cũng có nguồn thu. Mỗi ngày đặt rập bắt 4 -5 con cua là đã có vài trăm ngàn. Còn vào những thời điểm hút hàng, giá cua tăng mạnh thì một con cua gạch son bán nhiều tiền hơn cả 1 kg tôm loại lớn.

Nguồn: nongnghiep.vn
Đăng ngày 09/05/2012
Quang Hưng
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 10:06 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:06 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 10:06 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 10:06 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 10:06 17/02/2025
Some text some message..