Giá hải sản tại TP.HCM giảm mạnh vì dịch Covid-19 kéo dài

Nhiều người tiêu dùng taị TP.HCM đang tranh thủ giá hải sản giảm mạnh, để mua cho gia đình. Tại nhiều điểm bán, giá hải sản giảm 30-70% so với trước khi có dịch Covid-19.

hải sản giá rẻ
Giá hải sản từ tôm hùm, ốc hương, tu hài... đồng loạt giảm sâu, từ 30 - 50%. Ảnh: Q.N

Trong thời gian qua, dịch Covid-19 khiến hoạt động xuất khẩu ngưng trệ. Trong tháng 2/2019, phong trào “giải cứu tôm hùm” xuất hiện rầm rộ tại nhiều nơi trên cả nước. Sau thời gian ngắn phục hồi, đến nay giá hải sản nói chung và tôm hùm nói riêng lại thêm một lần nữa rớt thê thảm, thậm chí rớt sâu hơn lần trước.

Tại điểm bán hải sản G.G (q.Bình Chánh, TP.HCM) ngày 16/4 treo băng rôn quảng cáo "giải cứu hải sản", người dân tập trung khá đông. Theo đại diện cửa hàng này, giá hải sản hiện đang giảm giá rất “sâu”. Nhiều loại hải sản giảm giá tới 1 nửa như tôm hùm xanh từ 1.360.000 giảm còn 680.000 đồng/kg; tu hài từ 500.000 giảm còn 250.000 đồng/kg; bạch tuộc 780.000 còn  390.000 đồng/kg; cá mú đỏ từ 1.160.000 đồng còn 580.000 đồng/kg… Đây là mức giá thấp kỷ lục trong 5 năm trở lại đây.

“Tôm hùm giá rẻ có nhiều loại, nhiều khi tôm ngộp (đã chết – PV) hoặc tôm nhỏ mới có giá thấp. Tuy nhiên, đợt này tôm nhập từ Khánh Hoà còn sống, loại 400-500gr/con cũng giảm giá mạnh. Lý  do vì du lịch ngưng trệ, các nhà hàng đóng cửa đồng loạt nên hải sản cũng không có đầu mối tiêu thụ”, vị đại diện này nói.


Nhiều người dân xếp hàng mua hải sản giảm giá tại Q.Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: Q.N

Ngoài cửa hàng, giá hải sản đã giảm mạnh như vậy. Trên chợ online, do không chịu chi phí mặt bằng, giá hải sản còn ở mức thấp hơn.

Anh Vũ Phương, chuyên kinh doanh tôm hùm từ Khánh Hòa vào TP.HCM báo giá: Tôm hùm loại 150-200gr/con giá 390.000 đồng/kg; loại 400-500gr/con giá 560.000 đồng/kg; loại tôm hùm to từ 500gr/con giá cũng chỉ 600.000 đồng/kg.

Theo anh Phương, trước khi xảy ra dịch, tôm hùm xanh loại nhỏ nhất (150-200gr/con) giá “bèo” nhất cũng 600.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến tháng 4/2020 thì tôm đã giảm giá 25% so với trước.

“Giá tôm rẻ nên nhiều khách đặt liền vài kg cho gia đình. Khách tại TP.HCM khá nhiều, tôi thường gom đơn rồi gửi 2 ngày một chuyến đến các bến xe cho khách. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các phương tiện lưu thông trở lại bình thường thì giá tôm hùm và hải sản sẽ tăng trở lại thôi”, anh Phương nói.

Vào năm 2019, tôm hùm vẫn luôn là loại hải sản dành cho “nhà giàu”, bởi tôm hùm Việt Nam rất ít khi xuống giá.

Tôm hùm loại 3 con/kg luôn ở ngưỡng trên dưới 1 triệu đồng/kg, tôm hùm loại lớn có giá 1,7 – 1,8 triệu đồng/kg. Vì vậy, tôm hùm luôn là thực phẩm “xa xỉ” đối với nhiều người.

Thế nhưng, hiện nay, tôm hùm đang giảm giá mạnh khiến người tiêu dùng được hưởng lợi. Nhiều người tranh thủ “săn” tôm giá rẻ về ăn.

Chị Nga, ngụ quận Gò Vấp cho biết, do đang cách ly xã hội nên gia đình chị đặt tôm hùm của người quen bán trên mạng. Chị đặt mua tôm hùm loại nhỡ (3-4 con/kg) giá 530.000 đồng/kg, tính cả tiền ship cũng rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm cuối năm ngoái.

“Trước đây tôm hùm là thực phẩm xa xỉ nên mỗi năm tôi chỉ dám mua 1-2 lần. Năn nay dịch bệnh, từ đầu năm tới giờ tôi đã mua tới lần thứ 3 rồi. Mỗi lần đặt 2 kg đủ cho gia đình 4 người ăn 2 ngày, rất đáng đồng tiền bát gạo. Tranh thủ tôm rẻ tôi còn đặt cho 2 bên nội ngoại và đặt hộ đồng nghiệp”, chị Nga chia sẻ.


Việc xuất khẩu bị gián đoạn, khách du lịch giảm mạnh khiến giá hải sản giảm mạnh. Ảnh: IT

Cũng như chị Nga, không ít bà nội trợ tại TP.HCM cũng đang tranh thủ đặt mua hải sản giá rẻ trên mạng. Các hội, nhóm kinh doanh hải sản luôn rất “rôm rả”. Ngoài tôm hùm, nhiều loại hải sản khác như ngao 2 cồi, bề bề, ghẹ… cũng đang giảm giá mạnh, mức giảm phổ biến từ 30% - 50%.

Theo Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, toàn tỉnh này có hơn 66.000 lồng nuôi tôm hùm được tập trung chủ yếu ở huyện Vạn Ninh và thành phố Cam Ranh. Tôm hùm chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, bán cho khách du lịch...

Tuy nhiên, thời gian gần đây việc xuất khẩu bị gián đoạn, khách du lịch giảm mạnh khiến lượng tôm thịt tồn đọng còn tương đối nhiều. Chính vì vậy, nhiều người nuôi đang bán tôm hùm ở thị trường trong nước với giá rẻ để vớt vát lại vốn liếng.

Dân Việt
Đăng ngày 17/04/2020
Hồng Ân
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 13:21 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 13:21 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 13:21 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:21 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:21 27/11/2024
Some text some message..