Gia hóa tôm sú bố mẹ - triển vọng phát triển bền vững ngành tôm

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA 2) đã gia hóa thành công tôm sú bố mẹ từ hậu ấu trùng tôm có nguồn bố mẹ tự nhiên, mở ra triển vọng phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam trong thời gian tới.

chọn loc tôm giống
Chọn lọc gia hóa tôm bố mẹ tại RIA 2

Việc làm cần thiết

Ông Trình Trung Phi - Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống hải sản Nam bộ (thuộc RIA 2) cho biết: “Gia hóa tôm sú bố mẹ là một việc làm hết sức cần thiết, tôm sú là một đối tượng chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm qua và chỉ khi nào chúng ta thành công chương trình này thì mới đảm bảo được nguồn tôm giống sạch bệnh, không lệ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ tự nhiên có nguy cơ mang mầm bệnh”.

Chính vì nguyên nhân trên, ngay từ năm 1998, RIA 2 đã có chương trình nghiên cứu về việc khép kín vòng đời tôm sú trong điều kiện nhân tạo bằng hình thức nuôi nhiều giai đoạn trong những hệ thống nuôi khác nhau nhưng đều không thành công. Đến năm 2007, việc thay đổi hệ thống nuôi theo nghiên cứu của tổ chức CSIRO (Australia) và các thay đổi về mặt dinh dưỡng đã có những thành công bước đầu. Từ năm 2008 đến nay, RIA 2 đã không ngừng hoàn thiện quy trình gia hóa này (nguồn kinh phí chủ yếu từ Bộ NN&PTNT).

Áp dụng khoa học

Hiện nay, toàn bộ quá trình gia hóa tôm sú đều được thực hiện trong hệ thống nuôi tuần hoàn kín đáy cát kết hợp với hệ thống lọc theo hình thức raceway (nước chảy) với mức độ an toàn sinh học cao trong nhà. Trong hai năm qua, RIA 2 đã đầu tư xây dựng 6 hệ thống bể nuôi lớn với số lượng tôm mẹ có thể tăng lên gấp 5 lần so với quy mô trước đây.

Ngoài áp dụng hệ thống nuôi, lựa chọn nguồn gốc tôm được RIA 2 chú trọng. Tôm được RIA 2 khai thác tự nhiên, hai dòng tôm có nguồn gốc bố mẹ từ miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (Cà Mau). Việc làm này giúp RIA 2 liên tục lai các dòng tôm khác máu nhau, tránh việc chỉ chọn lọc vài gia đình tôm sau đó nuôi gia hóa và tiếp tục sàng lọc trong các đàn tôm này thì chỉ đến thế hệ F2 hoặc F3 là có thể dẫn đến cận huyết. RIA 2 đã lên sơ đồ lai để kiểm soát việc lai theo sơ đồ, đảm bảo không xảy ra tình trạng cận huyết. Ngoài hệ thống nuôi, vấn đề dinh dưỡng cũng được xem là chìa khóa để thành công chương trình này.

Riêng năm 2013, RIA 2 bắt đầu chương trình chọn giống tôm sú nên nguồn vật liệu khá đa dạng như tôm bố mẹ tự nhiên nhập khẩu từ biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, các vùng sinh thái trong nước và kể cả nguồn tôm bố mẹ đã được gia hóa.

Nhưng không dễ

Tuy nhiên, việc sàng lọc các quần đàn tôm này gặp không ít khó khăn do tỉ lệ nhiễm bệnh cao. Bên cạnh đó, khả năng thành thục sinh dục của tôm gia hóa không cao bằng tôm tự nhiên, vì tôm tự nhiên phải từ 180 - 200 g mới cho sinh sản, còn tôm gia hóa chỉ đạt 110 - 120 g đã đến độ tuổi sinh sản và RIA 2 tiến hành cho sinh sản nên sức sinh sản thấp. Trong mấy năm qua chủ yếu là đưa ra nghiên cứu các giải pháp để nâng cao sức sinh sản như về vấn đề dinh dưỡng, hormon… và cải thiện hệ thống nuôi để hoàn thiện qui trình nên các sản phẩm của RIA2 chưa thể làm vật liệu cho chọn giống.

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ bước đầu cho kết quả. Ông Phi cho biết, năm 2012, RIA 2 đã sản xuất hơn 1.300 cặp tôm bố mẹ từ dự án sản xuất thử nghiệm và đề tài nâng cao sức sinh sản tôm sú. Kết quả cho thấy chất lượng tôm bố mẹ đã được cải thiện so với các công bố trước đây và có thể làm chủ công nghệ này. Tỉ lệ đẻ sau cắt mắt đạt 80%. Trung bình mỗi lứa đẻ thu được 259.525 Nauplius, mỗi tôm mẹ sinh sản được 812.797 Nauplius. So với sản lượng trứng của tôm bố mẹ tự nhiên thì chỉ đạt khoảng 50% nhưng kích cỡ tôm gia hóa cũng chỉ bằng 50% tôm tự nhiên. Dự kiến trong năm 2013, RIA 2 sẽ tập kết các đàn tôm vật liệu và lai tạo tối thiểu 125 gia đình và có thể lọc lọc được 80 gia đình làm vật liệu cho quá trình chọn giống.

Tuy nhiên, để thương mại hóa đàn tôm giống bố mẹ này là việc làm không dễ. Theo ông Phi, “điều kiện cương quyết là chúng ta phải thành công chương trình chọn giống tôm sú. Việc làm này đòi hỏi phải có nguồn vật liệu tốt và một chương trình nghiên cứu dài hơi cho chọn giống. Cần tối thiểu 2 năm nữa để có những sản phẩm tốt ban đầu cho chọn giống và sau đó là một quá trình đánh giá, chọn lọc theo các tính trạng mong muốn của thị trường”.

Trong năm 2013, với nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, RIA 2 sẽ nâng cao thiết bị và cơ sở hạ tầng để xứng tầm một cơ sở chọn giống tôm sú hạt nhân tầm cỡ thế giới.

Thủy Sản Việt Nam
Đăng ngày 06/05/2013
Vũ Mưa
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:07 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:07 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:07 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:07 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:07 14/01/2025
Some text some message..