Giá không ổn định, người nuôi tôm lo lắng

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng: Cỡ 60 - 70 con/kg, giá từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg; cỡ 100 - 110 con/kg, giá từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg. Với giá tôm hiện nay, người nuôi không có lãi, rất nhiều hộ đành bỏ ao trống.

tom the chan trang
Tôm thẻ chân trắng, cỡ 60 - 70 con/kg, giá từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg

Hiện nay, diện tích thả tôm nước lợ toàn tỉnh Long An khoảng 4.551,3ha, đạt 65% so với kế hoạch, tập trung chủ yếu các huyện vùng hạ (Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 786,8ha, tôm thẻ chân trắng 3.764,5ha. Diện tích thu hoạch 3.126,7ha, năng suất bình quân ước 1,9 tấn/ha, sản lượng 5.924,1 tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay, diện tích tôm bị thiệt hại 839,8ha, chiếm 18% tổng diện tích thả nuôi.

Tình hình giá tôm thương phẩm trong tuần giảm so với tuần trước, cụ thể: Tôm thẻ chân trắng: Cỡ 60 - 70 con/kg, giá từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, giảm 50.000 đồng/kg; cỡ 100 - 110 con/kg, giá từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, giảm 30.000 đồng/kg. Với giá tôm hiện nay, người nuôi không có lãi, rất nhiều hộ đành bỏ ao trống.

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn, ngụ xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ cho biết: “Gia đình tôi có 6 công đất, chia làm 2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Ao lớn khoảng 4 công, tôi vừa thu hoạch cách nay hơn 1 tuần với giá 82.000 đồng/kg.

Giá này thấp hơn so với năm rồi khoảng 40.000 đồng/kg. Với giá như vậy, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi chỉ hòa vốn. Hiện nay, còn 1 ao nhỏ khoảng 2 công đất, tôi không dám xử lý để thả nuôi...”.

Theo anh Trần Văn An, ngụ xã Tân Chánh, huyện Cần Đước: “Hiện nay, tình hình nuôi tôm của người dân gặp rất nhiều khó khăn, giá tôm thương phẩm thấp, điều kiện thời tiết cũng không thuận lợi; người nuôi manh mún, nhỏ, lẻ,... Không có quy hoạch vùng nuôi tôm nên không được đầu tư giao thông, thủy lợi. Để lấy nước nuôi tôm, đa phần nông dân tự đào tìm nguồn nước nên dễ dẫn đến tình trạng dịch bệnh; giá thành thức ăn chăn nuôi quá cao, chi phí đầu tư cho 1ha tôm ban đầu khá lớn, khoảng 150 - 200 triệu đồng nên nông dân không có lãi”.

nguoi nuoi lo lang

Giá tôm không ổn định, người nuôi tôm vô cùng lo lắng

“Giá tôm giảm mạnh do hiện nay, nguồn tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long về các chợ TP.HCM rất nhiều nên ảnh hưởng đến giá tôm thương phẩm,...” - thương lái Nguyễn Thị Ngọc Toàn (huyện Tân Trụ) cho biết. Cũng theo chị Toàn, phần lớn tôm được nuôi ở các huyện vùng hạ (Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ), sau khi thu hoạch, đem bán chủ yếu tại chợ đầu mối Bình Điền, TP.HCM. Nhưng vài tuần trở lại đây, giá tôm giảm mạnh do tôm các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang cũng đang được thu hoạch rộ.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Phạm Phú Hùng cho biết: “Hiện nay, giá tôm đang giảm, ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của nông dân. Phần lớn nông dân có lãi thấp hoặc chỉ hòa vốn. Giá tôm giảm, chủ yếu do các tỉnh đang nuôi tôm đồng loạt vào mùa thu hoạch rộ; ảnh hưởng thị trường Trung Quốc; dư lượng kháng sinh cao, một số thị trường khó tính không chấp nhận. Bên cạnh giá cả, nông dân cần lưu ý, khi thả nuôi tôm cần phải: Cải tạo môi trường nuôi phù hợp, cải tạo ao, chờ nước có độ mặn 3 - 5% sẽ thả nuôi lại; mật độ vừa phải, 30 - 40 con/m2; trong quá trình chọn giống, phải chọn giống tốt, uy tín, hạn chế sử dụng kháng sinh và lạm dụng thuốc hóa chất”./.

Báo Long An, 26/09/2016
Đăng ngày 27/09/2016
Lê Huỳnh
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:47 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:47 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:47 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:47 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:47 17/12/2024
Some text some message..