Gia Lai: Nuôi cá tầm giá trị kinh tế cao

Huyện Kbang có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

nuôi cá tầm
Nuôi cá tầm ở Gia Lai. Ảnh Lê Nam

Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Kbang-đơn vị chủ dự án, cùng các hộ nông dân đã tiến hành thả 10.000 con cá tầm giống xuống 10 lồng chứa tại hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn (xã Đak Rong, huyện Kbang). Mô hình này có quy mô 20 ô lồng, số lượng cá 10.000 con cá tầm giống Sterlet (A.Ruthenus) và chọn 10 hộ gia đình để thực hiện, tổng kinh phí 4 tỷ đồng (vốn sự nghiệp khoa học tỉnh 2 tỷ đồng, vốn của người dân đóng góp 2 tỷ đồng).

Huyện Kbang có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Hiện toàn huyện có 3 hồ thủy điện lớn, 25 đập thủy lợi nhỏ với tổng diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản 3.077 ha (chiếm 23,8% diện tích mặt nước tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh). Trong đó, một số hồ lớn như hồ Ka Nak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Đak Rong (320 ha), hồ Plei Tơ Kơn (32 ha)…

Anh Nguyễn Anh Tuấn- tổ dân phố 4, thị trấn Kbang, là một trong 4 hộ tham gia mô hình cho hay: Gia đình trước đây cũng đã nuôi cá nhiều nhưng chỉ là các loại cá như diêu hồng, rô phi, trắm cỏ do đó chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì đầu ra không đảm bảo, khó cạnh tranh với thị trường. Khi biết có mô hình nuôi cá tầm, gia đình mạnh dạn tham gia. Hy vọng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước từ kinh phí và đội ngũ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước tiềm năng lớn về nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn, huyện Kbang đã phê duyệt dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với đề án nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn giai đoạn 2012-2016 và đến năm 2020 với tổng kinh phí khoảng 44,8 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2016 là 33 tỷ đồng, giai đoạn 2017-2020 là 11,8 tỷ đồng). Với các loại giống như cá trắm cỏ, chép, trôi ấn, mè trắng, mè hoa, rô phi, diếc, trê lai… và một số giống cá đặc sản như cá tầm, cá lang đuôi đỏ, ba ba, chình, tôm càng xanh, chạch bùn…

Ông Võ Tấn Hưng- Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kbang, Chủ nhiệm dự án nuôi cá tầm cho biết thêm: Chủ trương của huyện là phát triển ngành nghề mới, có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người dân. Qua nghiên cứu nguồn nước và điều kiện khí hậu tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn phù hợp với nuôi trồng thủy sản và với cá tầm, Phòng phối hợp với Công ty cổ phần Hàng hải và Dầu khí Việt Xô thực hiện mô hình nuôi cá tầm tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn.

Phía Công ty cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp, định kỳ theo dõi mô hình nuôi cá, hướng dẫn các hộ dân quy trình chăm sóc cá, quản lý môi trường… Đặc biệt, Công ty còn tư vấn thị trường và thực hiện hợp đồng cung cấp giống cá tầm, bao tiêu sản phẩm theo chu kỳ thu hoạch. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, trước mắt sẽ thực hiện nuôi cá tầm thương phẩm bằng phương pháp nuôi lồng và hướng đến mục tiêu nuôi cá tầm lấy trứng.

Hy vọng với việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng thuận của người dân khi tham gia mô hình nuôi cá tầm, cùng với sự phối hợp của Công ty cổ phần Hàng hải và Dầu khí Việt Xô từ việc cung cấp giống cá và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp người dân phát triển kinh tế và nhân rộng mô hình nuôi cá tầm trong tương lai.

Cá tầm là loại cá sống ở vùng nước ngọt có nhiệt độ 17oC-26oC. Hiện nhu cầu của thị trường về cá tầm ngày càng tăng, tuy nhiên nuôi cá tầm hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật hoàn thiện; vốn đầu tư ban đầu khá lớn; yêu cầu quản lý, chăm sóc khắt khe hơn các loài cá khác, không chủ động nguồn thức ăn, chủ yếu phải nhập từ TP. Hồ Chí Minh với giá thành cao. Nuôi cá tầm cũng đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, theo dõi các yếu tố môi trường, nhiệt độ, kịp thời phát hiện và xử lý bệnh dịch, môi trường nước... Cá tầm thường cho thu hoạch sau 2-3 năm đối với cá thịt và 5-6 năm đối với sản xuất trứng.

Theo Báo Gia Lai
Đăng ngày 13/08/2013
Lê Nam
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 15:11 19/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 15:11 19/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 15:11 19/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 15:11 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 15:11 19/09/2024
Some text some message..