Gia Lai: Phát triển thủy sản bền vững

Dù không giữ vai trò chủ lực trong cơ cấu ngành nông nghiệp, song việc xây dựng kế hoạch khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước ao, hồ, đập là một trong những định hướng quan trọng góp phần đưa ngành nông nghiệp huyện Chư Pah phát triển bền vững luôn được lãnh đạo địa phương quan tâm.

ao nuoi cao gia lai
Ao nuôi cá ở Gia Lai

Bước khởi động là việc xây dựng mô hình nuôi cá nước ngọt triển khai vào tháng 5-2012 cho 4 hộ dân tại 3 xã Nghĩa Hưng, Ia Mơ Nông, Ia Khươl, tổng diện tích ao, hồ đưa vào nuôi trồng 8.000 m2, bình quân mỗi hộ tham gia 2.000 m2; kinh phí đầu tư trên 194 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của huyện.

Mô hình được triển khai theo hướng ngân sách huyện hỗ trợ 100% giống cá, hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị ao, cách chăm sóc cá, hỗ trợ thức ăn bằng cám, gạo cho các hộ tham gia mô hình. Các hộ tham gia bỏ công chăm sóc, tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rau, lá bắp cải làm thức ăn cho cá và một số chi phí khác. Các loài cá được chọn đưa vào nuôi là cá rô phi đơn tính, chép, mè trắng, trắm cỏ.

Ông Mai Xuân Trường, ở thôn 3, xã Nghĩa Hưng- một trong những hộ tham gia mô hình nuôi cá nước ngọt khẳng định: Tỷ lệ cá sống sau khi thả rất cao. Cá lớn nhanh, nhất là cá rô phi. Lợi nhuận từ mô hình thí điểm nuôi cá mang lại cho gia đình ông bao nhiêu phải đợi đến ngày xuất bán; song ông tin là sẽ thu lời cao hơn các năm trước. Lý do để ông tin là cá nuôi lần này không bị chết như những lần nuôi trước đồng nghĩa với sản lượng cá tăng lên. Hơn nữa, thời điểm xuất bán cá do người nuôi quyết định, thường vào dịp lễ, Tết nên giá bán cao hơn. Ngày thu cá, thương lái đến tận nhà đặt tiền mua nên không lo chuyện cá bị ế.

Theo tính toán của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah thì chu kỳ thả cá đến xuất bán 10-12 tháng, nên những hộ tham gia mô hình nuôi cá nước ngọt chính thức xuất cá vào tháng 4-2013. Tuy nhiên, tại buổi đánh giá, tổng kết mô hình nuôi cá nước ngọt mới đây cho thấy thể trọng cá phát triển khá tốt, dự kiến đến cuối năm 2012, các hộ nuôi cá có thể thu tỉa một số loài cá như rô phi, chép và cá trôi. Dự kiến, đến ngày xuất bán trọng lượng bình quân cá nuôi đạt 0,6 kg/con, giá bán ở mức 35.000 đồng/kg; tỷ lệ cá sống đạt 80-90% ước tính giá trị kinh tế của mô hình đạt 269 triệu đồng. Khấu trừ chi phí đầu tư, mô hình nuôi cá nước ngọt cho lợi trên 90 triệu đồng, bình quân mỗi hộ lời gần 22,6 triệu đồng.

Giá trị lợi nhuận thực tế từ mô hình nuôi cá nước ngọt đạt được trên-theo nhìn nhận của ông Nê Y Kiên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah là tiền đề để địa phương xây dựng lộ trình khai thác có hiệu quả tiềm năng nuôi trồng thủy sản; nhất là quy trình nuôi cá thương phẩm theo hướng chuyên canh trên 166 ha mặt nước ao, hồ nhỏ, ruộng trũng; 130 ha mặt nước lớn và diện tích mặt nước khai thác thủy sản trên 2.753 ha.

Thực tế, tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên đã được người dân, các cơ quan quản lý khai thác nhiều năm qua, cụ thể là sản lượng cá  năm 2012 đạt 270 tấn; trong đó sản lượng khai thác 120 tấn, còn lại là sản lượng nuôi trồng. Tuy nhiên, thực tế nuôi cá, nhất là nuôi cá trên diện tích ao, hồ được các gia đình tiến hành theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, nuôi theo mùa vụ. Ao, hồ sử dụng lâu năm, nhưng không cải tạo, dẫn đến hiện tượng cá trắm cỏ bị chết rải rác vào mùa mưa nên sản lượng cá bấp bênh, thu nhập người nuôi cá không ổn định.

Giải quyết hạn chế này, cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật phòng, trừ bệnh cho cá đến nhân dân. Đồng thời vận động nhân dân các xã nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt triển khai tại các xã Ia Mơ Nông, Ia Khươl và Nghĩa Hưng; nhất là áp dụng kỹ thuật xử lý ao, hồ; theo dõi độ phèn, nhiệt độ, màu nước; chế độ chăm sóc cá; số lượng cá giống đưa vào nuôi trên đơn vị diện tích... góp phần hoàn thành mục tiêu tổng sản lượng thủy sản năm 2013 đạt 325 tấn, tăng 55 tấn so với năm 2012 trong khi diện tích nuôi trồng và khai thác không tăng.

báo Gia Lai
Đăng ngày 08/12/2012
Quang Văn
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Tôm thẻ Việt Nam trên thị trường quốc tế

Tôm thẻ chân trắng đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật nuôi trồng ngày càng cải tiến, và chiến lược phát triển bền vững, tôm thẻ Việt Nam đang từng bước chinh phục thị trường toàn cầu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các quốc gia nhập khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 15/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 10:18 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:18 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 10:18 15/01/2025
Some text some message..