Giá muối thu mua tăng, diêm dân Nghệ An bám nắng sản xuất

Trong khi một số mặt hàng nông, thủy sản giá bán có giảm nhẹ thì trong những ngày vừa qua, diêm dân ở huyện Quỳnh Lưu phấn khởi vì muối được thương lái thu mua với giá cao so nhiều năm trở lại đây.

làm muối nghệ an
Diêm dân xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) bám nắng sản xuất muối. Ảnh: Việt Hùng

Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng nóng, bà con diêm dân ở xã Quỳnh Thuận ra đồng sản xuất muối. Không tấp nập, nhộn nhịp như trước đây, mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 lao động xuống đồng sản xuất để đảm bảo giãn cách, thực hiện nghiêm theo quy định phòng chống dịch Covid - 19.

Thời tiết nắng nóng gay gắt, bà con diêm dân ai cũng đều “phơi mình” giữa ánh nắng chói chang để làm việc, vất vả là thế nhưng đổi lại, trời nắng to thì muối càng đạt năng suất.

Bà Nguyễn Thị Quy ở xóm 5, xã Quỳnh Thuận cho biết: “Gia đình tôi làm 3 dát muối, trong những ngày nắng nóng như thế này, 2 vợ chồng tôi cứ sáng sớm xách gàu ra đồng rồi đến chiều quay lại nạo muối, thu hoạch. Trời nắng to, muối đạt năng suất, gia đình thu về khoảng gần 2 tạ muối/ngày. Dịp này, giá muối được thương lái thu mua cao hơn các năm nên gia đình thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày”.

làm muối
Diêm dân Quỳnh Lưu vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Ảnh: Việt Hùng.

Còn tại vùng sản xuất muối ở thôn Tân Thịnh (An Hòa), thời gian này bà con cũng tranh thủ xuống đồng sản xuất muối, kiếm thêm thu nhập trong thời buổi dịch bệnh khó khăn. Bà con diêm dân chia sẻ, chưa năm nào, người dân lại phấn khởi, hăng hái ra đồng sản xuất muối như năm nay.

Chị Nguyễn Thị Tuyết, hộ làm muối cho biết, lâu lắm rồi bà con diêm dân cảm thấy phấn khởi khi hạt muối làm ra được thu mua với giá cao, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Những năm trước, thời điểm này, có khi giá muối chỉ được thu mua 900 - 1.200 đồng/kg; tuy nhiên, bước sang vụ muối năm nay, đầu vụ thương lái thu mua 1.300 đồng thì nay đã tăng lên 1.600 đồng/kg (tăng 400 – 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái).

Ông Nguyễn Văn Chung - thương lái thu mua muối ở xã An Hòa cho biết, năm nay giá muối cao nên bà con hăng hái bám nắng sản xuất, cơ sở chúng tôi đang tập trung thu mua cho bà con với giá muối 1.600 đồng/kg tại ruộng. Hiện nay đang do tình hình dịch bệnh, việc lưu thông hàng hóa có phần khó khăn nên hiện chúng tôi đang tập trung thu mua cho bà con và trích trữ muối trong các kho để khi dịch bệnh ổn định rồi mới vận chuyển ra phía Bắc tiêu thụ.


Những ngày vừa qua, thời tiết nắng to, mặc dù lao động vất vả nhưng bà con diêm dân Quỳnh Lưu lại đạt năng suất muối. Giá muối cao, mỗi gia đình sản xuất cho thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày. Ảnh: Việt Hùng.

Toàn huyện Quỳnh Lưu có khoảng hơn 500 ha sản xuất muối, tập trung tại các xã ven biển như: Quỳnh Yên, Quỳnh Minh, An Hòa, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ..,  sản lượng muối hàng năm đạt 67 - 68 nghìn tấn/năm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có khoảng 30 cơ sở làm dịch vụ thu mua muối tại ruộng cho bà con. Cùng với đó, nhiều hợp tác xã trên địa bàn sản xuất muối đã đứng ra bao tiêu sản phẩm cho bà con, đây là điều kiện, động lực giúp bà con yên tâm sản xuất, bám nghề muối truyền thống của địa phương.

Ông Trần Văn Trung - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu) cho biết: “ Toàn xã Quỳnh Thuận có 125 ha sản xuất muối. Theo tìm hiểu từ các thương lái, năm nay giá muối được thu mua cao hơn các năm là do muối từ các tỉnh phía Nam gặp khó khăn trong khâu lưu thông ra phía Bắc do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ sản phẩm muối cho diêm dân Quỳnh Lưu trở nên rộng cửa hơn.

Trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, xã tuyên truyền bà con vừa đảm bảo sản xuất vừa tuân thủ các quy đình phòng, chống dịch bệnh. Đối với các phương tiện vận chuyển muối đi tiêu thụ đều phải đăng ký mã QR và lái xe có giấy xác nhận kết quả test nhanh âm tính Covid-19 có hiệu lực trong 72 giờ mới được lưu thông, qua đó góp phần vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế tại địa phương”.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 09/08/2021
Việt Hùng
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 05:20 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:20 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 05:20 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 05:20 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 05:20 15/01/2025
Some text some message..