Giá tôm: Niềm vui ngắn chẳng tày gang...

Chưa kịp vui mừng vì vụ tôm thuận lợi, người nuôi tôm ở Quảng Ngãi lại đứng ngồi không yên, vì giá tôm đột ngột giảm mạnh...

thu hoạch tôm
Người nuôi thu hoạch tôm bán cho thương lái. Ảnh: Tepbac

“Tuần trước, size tôm 95 - 100 con/kg có giá 105.000 đồng/kg, nhưng hai ngày nay giảm còn 85.000 đồng/kg. Đã vậy, thương lái thu mua cầm chừng, nên tôi lo giá tôm có thể tiếp tục giảm”, ông Nguyễn Đèo, ở xã Phổ An (TX.Đức Phổ) cho biết. Vụ tôm năm nay, ông Đèo thả nuôi 150.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên 3 hồ, với diện tích khoảng 2.000m2, nằm giáp ranh giữa 2 xã Đức Phong (Mộ Đức) và Phổ An. Sau 80 ngày nuôi, ông Đèo thu hoạch gần 1 tấn tôm size 100 con/kg, thu được hơn 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 25 triệu đồng. Hồ còn lại ông Đèo giữ để nâng size tôm, nhưng khi nghe thương lái thông báo giá chỉ còn 85.000 đồng/kg và sẽ tiếp tục giảm, nên ông Đèo cấp tập thu hoạch.  

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh bước vào vụ thu hoạch trong niềm vui xen lẫn âu lo. Vui vì sản lượng tôm đạt, lo vì giá bán tôm liên tục biến động theo hướng giảm, trong khi chi phí nuôi khá cao, nhất là giá thức ăn tăng từ 25 nghìn lên 40 nghìn đồng/kg. Chính vì vậy, với giá tôm thẻ chân trắng size 110 - 120 con/kg là 80 nghìn đồng/kg, size 80 - 85 con/kg là 110 nghìn đồng/kg, size 60 - 65 con/kg là 130 - 135 nghìn đồng/kg (bình quân mỗi loại size giảm 30 - 50 nghìn đồng/kg), thì người nuôi tôm lỗ công. 

Theo tìm hiểu, tôm đột ngột giảm giá mạnh là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến lượng khách du lịch giảm; cộng với một số địa phương trong nước áp dụng việc giãn cách để phòng dịch bệnh, nên nhà hàng, quán ăn đóng cửa. Vì vậy, sức tiêu thụ nội địa giảm, trong khi thị trường xuất khẩu cũng gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro. “Người nuôi tôm bảo thương lái đang gom hàng hạ giá, nhưng thực ra chúng tôi cũng đang rất khó. Vì dịch Covid-19, nên bạn hàng Trung Quốc liên tục báo giảm đơn hàng, thậm chí cắt; trong khi các kho lạnh tôi thuê để bảo quản tôm đều đã đầy hàng, nên giờ không dám thu mua nhiều”, bà Nguyễn Thị Thu Hương, thương lái thu mua tôm cho hay.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh ước đạt trên 2.480 tấn, tăng 133,6 tấn so với cùng kỳ. Thực tế, thực trạng “được mùa rớt giá” này đã được Bộ NN&PTNT dự báo tại Hội nghị bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản năm 2021 và định hướng đến năm 2030 vừa được tổ chức vào 10.6. Bởi tình hình dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, trong đó có mặt hàng tôm bị đứt gãy ở nhiều thị trường, nên việc xuất khẩu gặp khó, còn sức tiêu thụ nội địa cũng chậm do bếp ăn tập thể cũng như nhà hàng, khách sạn hoạt động cầm chừng. 

Chính vì vậy, Bộ NN&PTNT khuyến khích người nuôi tôm cần đầu tư nuôi tôm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh. Đồng thời, tăng cường liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ nhau trong việc đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ tôm ổn định, bền vững.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 30/06/2021
Thanh Phong
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:10 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:10 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:10 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:10 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:10 11/01/2025
Some text some message..