Giá tôm ở Nhật Bản đạt mức cao kỉ lục do đồng yên mất giá và nguồn cung giảm

Nguồn cung cấp tôm bị thiếu hụt do sự lan truyền dịch bệnh ở các nước sản xuất cùng với sự định giá thấp hơn đồng yên đã khiến giá tôm bán buôn ở Nhật Bản tăng cao.

tôm, giá tôm

Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu đang tăng cao ở Nhật Bản do nguồn cung giảm đáng kể, mà nguyên nhân là do sự lan truyền dịch bệnh ở các ao nuôi thuộc khu vực Đông Nam Á kể từ mùa thu năm ngoái.

Ngoài ra, việc đồng yên mất giá và đồng USD tăng giá khoảng 20% ở các quốc gia sản xuất cũng khiến giá tôm ở Nhật Bản tăng.

Giá bán các loài tôm nuôi chủ yếu ở Thái Lan đã tăng lên mức cao kỉ lục.

Theo dự đoán, giá tôm có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới, vì dự báo nguồn cung khó có thể tăng nhiều vào đầu vụ hè này và cả sau đó – khi mà sản lượng thu hoạch tôm thường tăng cao.

Tại Thái Lan, dịch bệnh tôm nghiêm trọng nhất đang xảy ra.

Giá bán buôn tôm chân trắng – loài tôm được bán phổ biến nhất tại các siêu thị và hệ thống bán lẻ khác - ở Nhật Bản hiện ở mức 1.800 yên/1,8 kg (bỏ đầu, cỡ 13 g), tăng khoảng 40% so với hồi cuối năm ngoái, trở lại mức giá cao kỉ lục trước đây.

Do hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân lan truyền dịch bệnh tôm, nên từ đầu năm nay nhiều người nuôi tôm đã tạm ngừng nuôi hoặc giảm số lượng thả nuôi tôm giống.

Sản lượng tôm của Thái Lan năm nay dự đoán có thể giảm 20-30% so với năm ngoái.

Ngay trước Tuần lễ Vàng vào đầu tháng 5 – mùa tiêu thụ tôm cao điểm ở Nhật Bản (chỉ sau dịp cuối năm), một nhân viên cao cấp của một công ty thương mại thủy sản lớn đã cho biết trong bối cảnh tiếp tục thiếu hụt nguồn cung trầm trọng như hiện nay thì khó có thể thu mua đủ khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường và đây là tình huống chưa từng xảy ra.

Bên cạnh tôm chân trắng, giá tôm sú cũng có xu hướng tăng, do loài này có cỡ lớn và được dùng làm món tempura và các món chiên tại nhiều nhà hàng

Giá bán buôn tôm sú Inđônêxia tiêu chuẩn (bỏ đầu, cỡ 25g) đã tăng trên 40% so với hồi cuối năm ngoái, lên mức 2.900 yên/1,8 kg – mức giá cao kỉ lục vào giữa những năm 1990.

Kể từ mùa hè năm ngoái, người mua tôm Nhật Bản có xu hướng tập trung vào sản phẩm tôm sú của Inđônêxia sau khi phát hiện tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam chứa dư lượng chất chống ôxy hóa vượt ngưỡng giới hạn tiêu chuẩn của nước này.

Trong khi nguồn cung giảm, các đơn đặt hàng lại không ngừng tăng, nhất là các đơn đặt hàng từ Mỹ - quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Theo quan sát của một người bán buôn ở chợ cá Tsukiji (Tokyo), tiêu chuẩn về dư lượng chất chống ôxy hóa trong thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản khắt khe hơn so với các quốc gia khác. Vì vậy, ngày càng nhiều nhà xuất khẩu tôm chuyển hướng sang các thị trường khác nhằm tránh rắc rối.

Một nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng cho biết, trước đây khi nước này là một khách hàng tôm lớn, có tính chi phối trên thị trường, các nhà xuất khẩu thường áp dụng các biện pháp như giảm giá tôm tính theo đồng USD khi đồng yên mất giá. Tuy nhiên, điều này không xảy ra vào thời điểm hiện tại do còn có nhiều người mua khác ngoài Nhật Bản.

Giá tôm bán buôn cao cũng ảnh hưởng đến khu vực thị trường bán lẻ.

Mới đây, một siêu thị ở thành phố Tokyo đã tăng giá bán khá cao cho sản phẩm tôm chân trắng Thái Lan từ 98yên/100 g lên 128 yên/100 g.

“Chúng tôi đang cố gắng giữ nguyên mức giá trên mỗi gói hàng bằng việc giảm trọng lượng bên trong. Nhưng nhìn chung khối lượng bán ra chỉ bằng khoảng một nửa năm ngoái do việc thu mua hàng khá khó khăn.” nhà nhập khẩu này cho biết.

Trong một cửa hàng thủy sản tươi ở khu vực Tokyo, giá bán tại quầy tôm sú Inđônêxia đã tăng khoảng 10% lên mức 780-880 yên/10 con.

Tôm chân trắng, loài thủy sản có hiệu quả nuôi cao hơn, đã xuất hiện trên thị trường tôm đông lạnh vào đầu những năm 2000, khiến giá tôm nói chung giảm.

Trong suốt vài năm qua, giá tôm ở Nhật Bản ổn định ở mức thấp do các yếu tố như suy thoái kinh tế và đồng yên tăng giá.

Seafoodnews
Đăng ngày 23/04/2013
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 07:30 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 07:30 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 07:30 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 07:30 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 07:30 29/11/2024
Some text some message..