Giá tôm thấp, người nuôi tiếp tục “treo ao”

Thời gian qua, giá tôm thẻ chân trắng xuống ở mức thấp trong thời gian dài khiến người nuôi không có lãi, thậm chí thua lỗ.

Giá tôm thấp, người nuôi vẫn“treo ao”
Thu hoạch tôm ở Cà Mau

Gần đây, giá tôm có cải thiện nhưng chưa như kỳ vọng, người nuôi tôm tại vùng bán đảo Cà Mau vẫn còn tâm trạng lo âu, chưa mạnh dạn thả nuôi trở lại; thậm chí có người “treo ao” chờ giá tăng cao mới thả tiếp tục…

Người nuôi không có lời

Là một trong những hộ nuôi tôm có tiếng ở vùng Bán đảo Cà Mau, ông Long Văn Nghĩa (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) đang rất lo lắng với giá tôm hiện tại. Vì vậy, ông chưa dám mạnh dạn thả nuôi tôm thẻ chân trắng vào thời điểm này. Theo ông Nghĩa, hiện thương lái mua tôm thẻ loại 100 con/kg với giá khoảng 88.000 đồng/kg đối với ao lót bạc; còn ao đất chừng 82.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 50 con/kg giá khoảng 110.000 đồng/kg... “Khoảng 10 ngày trở lại đây, giá tôm có tăng lên khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng việc tăng này chưa bền vững. Với giá tôm hiện tại thì người nuôi không có lời. Thêm nữa, hiện nay vào mùa mưa nên tôm cũng khó nuôi và chậm lớn. Do đó, mọi lần tôi nuôi 4 ao nhưng bây giờ nuôi chỉ 2 ao và không thả dầy như trước. Nuôi tôm mật độ thưa cho tôm tăng trưởng nhanh, hạn chế rủi ro”, ông Nghĩa nói.

Mặc dù giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu và diễn ra một thời gian dài, tuy nhiên đối với tôm sú thì giá lại ổn định từ đầu năm 2018 đến nay. Hiện tôm sú loại 40 con/kg khoảng 170.000 đồng/kg, còn loại 20 con/kg giá khoảng 310.000 đồng/kg. Do giá tôm sú ổn định, nên nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng sau khi thu hoạch xong đã chuyển sang nuôi tôm sú. Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Thành Kính (xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) nói: “Sau khi thu hoạch 2 ao tôm thẻ chỉ hòa vốn, nên tôi không thả nuôi tiếp mà chuyển sang nuôi tôm sú. Hiện mới thả được hơn 15 ngày và tôm đang phát triển tốt. Tôi không dám thả tôm thẻ nữa vì giá  bấp bênh quá…”.

Giá tôm sẽ tăng?

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, vào đầu năm 2018, giá tôm nguyên liệu trong nước ở mức khá cao, người nuôi có lãi. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến tháng 6-2018, các nước Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia... trúng mùa tôm và thu hoạch tập trung nên nguồn tôm nguyên liệu cung cấp ra thị trường thế giới khá lớn, ảnh hưởng đến giá tôm trong nước. Cụ thể, đến tháng 6-2018, giá tôm thẻ chân trắng đã giảm từ 20%-25% so cùng kỳ.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, mùa thu hoạch tôm nguyên liệu của các nước Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia kết thúc vào cuối quý 2-2018. Do đó, nguồn cung cấp tôm nguyên liệu còn tiếp tục ở mức cao trong thời gian ngắn, sau đó sẽ giảm dần. Dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại vào thời gian tới.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho biết: “Giá cả thị trường không thể nói trước được. Tuy nhiên, so với giá thời điểm thấp nhất thì hiện giá tôm tăng lên khoảng 10.000 đồng/kg và có khả năng sẽ tăng tiếp tục. Dù giá nhích lên nhưng chưa như kỳ vọng, nên người nuôi tôm chưa thể có lời. Vì vậy, người nuôi cần thận trọng và theo dõi sát những diễn biến của thị trường để có những điều chỉnh hợp lý”.

SGGP
Đăng ngày 18/08/2018
Ngọc Chánh
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:55 10/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:55 10/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:55 10/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:55 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 23:55 10/10/2024
Some text some message..