Giá tôm thế giới có thể mất vài năm để phục hồi

Dịch Covid-19 có khả năng thay đổi ngành tôm về lâu dài, theo nhận định của nhóm các chuyên gia thị trường ở Ecuador, Ấn Độ, Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm chế biến đông lạnh

Giá tôm giảm mạnh ở hầu hết các khu vực sản xuất tôm chính trên thế giới do ngành dịch vụ thực phẩm từ Trung Quốc tới Mỹ đều chịu ảnh hưởng nặng nề do lệnh phong tỏa quốc gia.

Theo ông Gorjan Nikolik, phân tích gia của Rabobank, so với các loài thủy sản khác, ngành tôm thu được lợi nhuận hàng năm đáng kể từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm trong khi lĩnh vực này ở Mỹ và EU chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Nên ngành tôm sẽ phải mất một thời gian dài để quay trở lại bình thường như trước đây.

Theo Nikolik, mặc dù nguồn cung đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nhưng nhu cầu để phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Và nếu nguồn cung đạt bằng mức trước khi dịch Covid diễn ra, giá tôm dự báo sẽ vẫn thấp. Theo một khảo sát được thực hiện ở Mỹ tháng 4/2020 bởi Civic Science, 41% người được khảo sát cho biết, sẽ phải mất từ 1-5 tháng trước khi họ nghĩ tới chuyện đi ăn ở nhà hàng.

Tại Ấn Độ, tình hình đang dần trở lại bình thường sau khi người nuôi thu hoạch ồ ạt trước lệnh phong tỏa cả nước hôm 22/3/2020.

Lệnh phong tỏa tại Ấn Độ đã thực sự ảnh hưởng tới ngành nuôi tôm Ấn Độ: mùa nuôi chính bắt đầu trong tháng 3, tất cả các trại ương giống (tại Andhra Pradesh) với 68.000 tôm giống bố mẹ đã sẵn sàng thả nuôi, tuy nhiên do lệnh phong tỏa, 4-5 tỷ con tôm giống phải bỏ vì không có người mua, theo ông Manoj Sharma, Giám đốc công ty nuôi tôm Mayank Aquaculture tại bang Gujarat.

Nếu lệnh phong tỏa chấm dứt vào cuối tháng 5, người nuôi sẽ thả nuôi lại. Hiện 50-60% người nuôi ở Andhra Pradesh – trung tâm nuôi tôm chính ở Ấn Độ - sẽ thả nuôi vào tháng 5 và 6. Ông Sharma dự đoán, trong tháng 6/2020, khoảng 70-80% người nuôi sẽ thả nuôi và sản lượng cả năm dự kiến sẽ đạt 60-70% mức của cùng kỳ năm ngoái (khoảng 500.000 tấn).

Ông Gulkin cho biết “nếu Ấn Độ đạt sản lượng 500.000 tấn, thị trường có nguy cơ dư cung. Tôi không nghĩ Indonesia sẽ giảm sản lượng. Người nuôi Indonesia thu hoạch tôm nhanh trước lễ Ramadan, sau đó vệ sinh ao trước lễ hội Eid. Tôi cho rằng người nuôi Indonesia sẽ thả giống trở lại và sản lượng sẽ quay trở lại bình thường. Sản lượng Thái Lan có thể giảm từ 300.000 tấn xuống 250.000 tấn do giá tôm giảm mạnh, người nuôi không mặn mà thả nuôi. Tại Việt Nam, giá tôm đã phục hồi, thị trường Trung Quốc đã khởi động trở lại nên hoạt động thả nuôi tại đây sẽ vẫn diễn ra như mọi năm.

Fatima Ferdouse, tư vấn viên cho Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc cho rằng, nếu sản lượng tôm tương đương hoặc giảm 20-30% so với năm ngoái, thì sẽ cân bằng với sự sụt giảm nhu cầu từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Nếu sản lượng phục hồi 20%, tôi không biết liệu nhu cầu từ lĩnh vực bán lẻ có bù đắp được sự chênh lệch này hay không.

Sản lượng tôm của Ecuador vẫn tăng trưởng hai con số. Xuất khẩu tôm của Ecuador trong tháng 3 và 4 năm nay tương đương so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại giảm so với 2 tháng đầu năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sản xuất tôm Ecuador bị ảnh hưởng bởi Covid nhất là ở tỉnh Guayaquil và the Guayas – nơi chiếm 80% tổng lượng tôm sản xuất của Ecuador và chiếm 95% tổng công suất chế biến của nước này.

Các nhà máy chế biến tại Ecuador đã hoạt động 80-90% so với công suất bình thường.

Ông Jose Antonio Camposano, Giám đốc điều hành Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador dự đoán, ngành tôm Ecuador sẽ phục hồi với tốc độ rất chậm trong thời gian còn lại của năm nay. Một nửa xuất khẩu tôm của nước này phục vụ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và hàng không. Nếu khả quan lắm, thì xuất khẩu năm nay chỉ tương đương với năm ngoái. Ecuador đang khôi phục xuất khẩu sang Mỹ và EU. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ không thể bằng tốc độ của 10 năm vừa qua.

Giá tôm Ecuador giảm mạnh khi thị trường Trung Quốc đóng cửa và tiếp tục giảm Covid lan rộng và diễn biến phức tạp ở Mỹ và EU. Xuất khẩu tôm Ecuador sang thị trường Trung Quốc đang dần phục hồi tuy nhiên các nhà xuất khẩu tôm Ecuador vẫn gặp nhiều khó khăn.

Vào 20/5, một nguồn tin cho biết, giá tôm Ecuador bắt đầu tăng sau khi thị trường Trung Quốc và EU phục hồi – 2 thị trường chiếm 80% tổng xuất khẩu tôm của Ecuador.

Đầu tháng 5, giá tôm HOSO (tôm nguyên con), cỡ 30-40 con/kg của Ecuador được bán với giá 3,4 USD/kg, hiện cuối tháng 5 được bán với giá 4,6 USD/kg. Giá tôm HLSO ( tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi) cũng dự kiến đi theo xu hướng tương tự.

VASEP
Đăng ngày 05/06/2020
Kim Thu
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:24 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:24 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:24 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:24 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:24 26/11/2024
Some text some message..