Giải mã câu chuyện "rắn thần báo oán" ở xứ Xoài

Trong một lần đi săn mồi, rắn chồng bị chém chết, rắn vợ may mắn thoát nạn nhưng không lâu sau cũng bị hun khói mà chết. Đôi vợ chồng nhà rắn uất hận, kéo nhau trở về "báo oán" gây nên một loạt cái chết thương tâm? Thực hư chuyện "rắn thần báo oán" như thế nào, có hay không?

mieu tho ran than
Miếu thờ rắn "thần" đang xây dựng bị chính quyền đình chỉ.

“Ngũ hổ tướng” nhắm rượu “rắn thần”

Câu chuyện về người làm vườn chém chết "rắn thần" luôn là đề tài "hot" của không chỉ ở xóm Xoài, xã Hoà Khương (huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng), mà người dân các khu vực lân cận cũng xôn xao. Cuối thôn Xoài, ông Trần Ngọc Thu (54 tuổi) quyết định xây trang trại chăn nuôi gà. Được một thời gian, số lượng đàn gà hao hụt một cách khó hiểu. Cứ hai ba đêm, ông Thu vẫn nghe văng vẳng tiếng gà kêu quang quác. Nghe tiếng động lạ, ông Thu cầm đèn pin chạy ra kiểm tra nhưng chẳng phát hiện được gì, nhưng điều kỳ lạ là cứ đến sáng sớm cho gà ăn ông nhẩm đếm lại thiếu mất gần chục con.

Suốt mấy đêm liền, ông Thu thức trắng, mai phục, hòng bắt cho bằng được thủ phạm nhưng không thấy động tĩnh gì. Nhưng đúng vào đêm trăng tròn thì bắt quả tang "sát thủ" giết gà hàng loạt chính là một con rắn, có hình thù rất quái dị, thân hình đen láy, to bằng cổ chân người. Ông Thu lấy thanh rựa dài, chuẩn bị sẵn từ trước, đánh liên tiếp vào đầu và thân con rắn. Con rắn bị đánh gần chết thì ông nghe tiếng lá cây va vào nhau, phát tiếng kêu lạ. Ông Thu quay lại, thì thấy một con rắn giống như con vừa bị đánh chết, nhưng nhỏ hơn đang trườn qua đám lá cây khô cạnh chuồng gà, ông liền cầm rựa rượt theo, nhưng do cây cối rậm rạp nên con rắn nhỏ đã trốn mất.

Việc ông Thu đập chết con rắn to chuyên bắt gà đã truyền khắp trong làng. Ban đầu một, hai người đến xem, rồi dần dần già trẻ, gái trai trong làng kéo đến chật kín cả trang trại nuôi gà. Chuyện này, xưa nay rất hiếm, mà việc "rắn thần" bị đánh chết thường mang đến điềm dữ cho làng, nên làm lễ tạ tội rồi đem chôn cất tử tế, kẻo mang họa vào thân. Bỏ ngoài tai mọi lời can ngăn, đám trai làng rủ ông Thu đem rắn ra làm thịt, lai rai vài ly. Buổi tiệc hôm đó, có sự hiện diện của "ngũ hổ tướng" - gồm ông Thu, Trần Hữu Sơn, Nguyễn Văn Sanh, Trần Hữu Thau và một người tên Việt. Nhiều người lắc đầu ngao ngán: "Tụi bay nhậu cho lắm vào, coi chừng rắn "báo oán””.

Những tai họa hoang mang dư luận

Sau khi ăn thịt rắn không lâu, tai họa ập xuống đầu những người này. Người thứ nhất "ra đi" chính là người ra tay sát hại "rắn thần". Sau bữa nhậu thịt rắn, ông Thu tự nhiên thấy chóng mặt, miệng nôn ra máu nhiều lần. Gia đình tức tốc đưa ông Thu xuống bệnh viện đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Sau đó, ông Thu đột nhiên mất tích. Chưa hết bàng hoàng thì hai hôm sau, gia đình nhận được hung tin, xác ông Thu trôi nổi trên một nhánh sông ở Quảng Nam cách bệnh viện gần 50km.

Không lâu sau đó, ông Trần Hữu Sơn (57 tuổi, ngụ thôn 5, xã Hào Khương) một trong những "khách mời" buổi tiệc rắn cũng qua đời một cách bất bình thường. Hôm đó là ngày rằm tháng bảy, khoảng chập tối, ông Sơn đi xe đạp về báo hiếu mẹ ở xóm dưới. Trên đường đi, khi ngang qua cánh đồng ruộng, ông Sơn đã bị té ngã, mặt úp xuống ruộng lúa. Khi dân làng phát hiện thì thi thể ông Sơn đã lạnh ngắt.

Kế tiếp là anh Trần Hữu Thau (42 tuổi, trú ở thôn 5, Hoà Khương), cháu gọi ông Sơn bằng chú ruột. Trước khi ăn thịt rắn, anh Thau là một công nhân khỏe mạnh đang làm việc tại một phân xưởng cơ khí ở địa phương. Nhưng không hiểu vì lý do gì, sau thời gian ăn thịt rắn, anh cũng bỗng dưng đổ bệnh, nằm liệt giường. Gia đình đưa anh đi cứu chữa ở nhiều nơi, thậm chí nhờ cả thầy cúng giải hạn cũng không thuyên giảm, được gần hai tháng thì anh Thau qua đời.

Hai người còn lại trong buổi tiệc rắn là anh Sanh và anh Việt cũng tự nhiên đổ bệnh, đi viện nhiều lần nhưng bệnh tình cứ ngày một nặng hơn. Không những người ăn thịt rắn bị "báo ứng" mà những người xung quanh cũng bị vạ lây. Nhiều người đang khỏe mạnh bỗng dưng đổ bệnh, không ít người chết mà chẳng rõ nguyên nhân. Ly kỳ nhất là chuyện chị Lê Thị H. (45 tuổi), lúc đang hái rau lang ngoài ruộng, bỗng dưng lên cơn điên loạn, giãy giụa. Khi được phát hiện, đưa vào nhà thì thấy chị mê man, bất tỉnh.

Nhiều cái chết thương tâm xảy ra liên tiếp, cộng thêm những lời đồn đoán về câu chuyện "rắn thần báo oán", khiến người dân thôn 5 hết sức hoang mang.

Nhân chứng sống giải mã “định mệnh”

PV báo ĐS&PL đã đến xóm Xoài gặp gỡ với chính những người liên quan đến lời đồn thổi trên. Khác với lời đồn đại là đã nằm liệt giường sau khi ăn thịt "rắn thần", anh Nguyễn Văn Sanh, một trong hai người còn lại trong vụ ăn thịt "rắn thần" năm xưa vẫn khoẻ mạnh, làm việc bình thường và lo việc đồng áng cho bà con trong làng. Nhắc đến những người bạn cùng mình nhâm nhi thịt rắn năm xưa, anh Sanh ngậm ngùi thương tiếc: "Tội nghiệp, họ đều chết trẻ, lại chết bất đắc kỳ tử". Mặc dù thừa nhận nguyên nhân cái chết của họ có phần kỳ lạ, nhưng anh Sanh vẫn quả quyết: "Họ chết không phải do "rắn thần" gì đâu, mà vì bệnh tật hoặc tai nạn cả thôi".

Về trường hợp ông Thu, anh Sanh cho biết: "Trước thời gian ăn thịt rắn, ông Thu có tiền sử bị bệnh tâm thần. Có thể vào khoảng thời gian đó nghe câu chuyện "rắn thần" và lo sợ vì chính mình đã ăn thịt "rắn thần" nên ông Thu suy nghĩ nhiều, khiến bệnh tái phát. Chính vì thế, sau khi vào bệnh viện, ông Thu đã bỏ trốn, rồi đi lang thang vào khu vực huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Có người nhìn thấy anh cởi áo quần, lội xuống sông tắm rồi bị nước cuốn mà không cứu kịp". Tìm đến nhà anh Trần Hữu Sơn, gia đình cho biết: "Hôm đó, anh Sơn có đi nhậu với mấy người bạn ở xóm trên về, trong người sẵn có hơi men nên lúc đi qua đồng trống, bị trúng gió ngã xuống ao chết, chứ chẳng có rắn nào báo thù  cả".

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Hoà, Trưởng Công an xã Hoà Khương cho biết: "Chuyện người dân ăn thịt rắn bị "báo ứng" là hoàn toàn bịa đặt. Vào dịp rằm tháng bảy năm ngoái, một số đối tượng xấu bên ngoài đã dựng nên câu chuyện "rắn thần" để mưu đồ trục lợi cá nhân, hành nghề mê tín dị đoan, gây mất an ninh ở địa phương, đã bị chính quyền, công an xử lý". Ông Hoà còn cho biết thêm, xóm Xoài và các thôn lân cận chạy dọc theo tuyến đường quốc lộ 14B, nằm ngay dưới chân núi Hố Trâm, Hố Giữa, hiện đang là khu vực sinh sống của khá nhiều loài rắn. Dân cư lại thưa thớt nên chuyện rắn bò vào gần khu dân cư bắt gà, vịt cũng là điều dễ hiểu.

Một số người của thôn 5, sau khi tham gia làm thịt và ăn con rắn trên đã chết là sự thật. Nhưng những cái chết đó là do tai nạn hoặc do đã mắc bệnh từ trước. Cụ thể, ông Thu và anh Sơn chết do tai nạn, còn anh Trần Hữu Thau chết do bị ung thư, bà Lê Thị H., người bị đồn là do "rắn thần" bức tử mà chết kỳ thực có tiền sử động kinh và bệnh tim bẩm sinh, lên cơn động kinh rồi tử vong. Có thể, do sự trùng hợp ngẫu nhiên mà người dân tin vào câu chuyện ly kỳ như trên. Nói "rắn thần báo oán" là không hề có cơ sở.

Họp dân khẩn cấp, phá dỡ miếu thờ "thần rắn"

Ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Hòa Khương cho biết: "Sau khi sự việc nổ ra, một số đối tượng xấu đã vin vào cái chết của một số người trong làng rồi dựng nên câu chuyện hoang đường "rắn thần báo oán" nhằm lôi kéo mọi người quyên góp, công đức xây dựng miếu thờ "thần rắn". Khi được báo cáo tình hình, chính quyền xã đã với phối hợp với lực lượng công an tiến hành tháo dỡ ngôi miếu đang xây dựng trái phép, xử phạt hành chính đối tượng cầm đầu, đối tượng liên quan cũng bị mời lên trụ sở UBND xã để đấu tranh, làm rõ. Đồng thời, chúng tôi cũng tổ chức họp dân để tuyên truyền, giải thích rõ việc "rắn thần trả thù" là không có cơ sở, tuyệt đối không để các đối tượng xấu lôi kéo, trục lợi người dân...".

Theo Người đưa tin
Đăng ngày 28/09/2013
b.h
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 00:02 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 00:02 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 00:02 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 00:02 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 00:02 29/12/2024
Some text some message..