Giải mã cơ chế diệt khuẩn của phân tử ion bạc

Từ lâu, bạc được biết tới như một vật liệu có tính kháng khuẩn cao. Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Arkansas đã thu thập được thêm thông tin quan trọng về cơ chế diệt khuẩn diễn ra bên trong các phân tử bạc bằng cách theo dõi sự vận động của protein bên trong các vi khuẩn sống ở cấp phân tử.

Ion bạc
Bạc có tính kháng khuẩn cao.

Trước đây, hiệu quả kháng khuẩn của bạc đã được đo lường bằng phép đo sinh khối. Trong đó người ta sẽ so sánh sự khác biệt giữa một sinh vật thử nghiệm thông thường và cùng là loại sinh vật đó nhưng bị tác động bởi một chất nhất định, từ đó xác định được ảnh hưởng của chất đó lên sinh vật. Theo nhà nghiên cứu Yong Wang, dù các phép đo thông thường thực sự có hiệu quả, song các công nghệ hình ảnh truyền thống mới chỉ cho phép các bức ảnh chụp nhanh, trong khoảng thời gian ngắn.

Vì vậy, Wang và các cộng sự đã áp dụng kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, sử dụng kính hiển vi định vị quang hoạt theo dõi đơn hạt (single-particle-tracking photoactivated localization microscopy) nhằm quan sát và theo dõi một loại protein thường có trong vi khuẩn E.coli.

Nhóm nghiên cứu đã đi tới phát hiện đáng ngạc nhiên: thay vì làm chậm lại, các ion bạc lại giúp đẩy nhanh tốc độ vận động của protein bên trong vi khuẩn. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm phổ biến về tính kháng khuẩn của bạc. Chúng ta thường mặc định rằng tất cả các hoạt động bên trong vi khuẩn đều chậm lại khi gặp bạc. Nhưng trên thực tế, protein này hoạt động còn nhanh hơn khi tiếp xúc với các phân tử bạc kháng khuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy các ion bạc làm chia tách các chuỗi DNA ghép cặp với nhau và làm suy yếu sự liên kết giữa protein và DNA trong vi khuẩn. Thông thường, khi protein bám vào DNA của vi khuẩn, nó sẽ di chuyển ở tốc độ chậm để tương thích với DNA, vốn là phân tử có kích thước tương đối lớn. Ngược lại, protein di chuyển nhanh sẽ tách khỏi DNA và ngày càng chuyển động nhanh hơn, từ đó khiến chuỗi DNA bị đứt gãy và vi khuẩn dễ bị tiêu diệt hơn.

Dự án được tài trợ bởi Hiệp hội Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu phương thức tiếp cận mới về phản ứng thời gian thực của vi khuẩn với các phân tử nano bạc. Phương thức này đã được đề xuất là giải pháp chống lại các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh và giúp điều chế các loại kháng sinh hiệu quả hơn từ ion bạc.

Khoa học & Phát triển
Đăng ngày 15/04/2020
Phạm Nhật
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:14 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 10:14 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:14 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:14 23/12/2024
Some text some message..