Giải mã sự to lớn của động vật xứ lạnh

Động vật sống ở xứ lạnh có trọng lượng và kích thước to lớn hơn so với những loài động vật khác sống ở vùng khí hậu khác.

Động vật xứ lạnh có trọng lượng cơ thể lớn hơn  các loài động vật sống ở vùng thời thời tiết khác.
Động vật xứ lạnh có trọng lượng cơ thể lớn hơn  các loài động vật sống ở vùng thời thời tiết khác.

Đối với các động vật sống ở vùng có khí hậu lạnh nằm trên những vùng có độ cao thì chúng thường có trọng lượng cơ thể lớn và khuôn mặt thì lại nhỏ hơn.

Dường như, khuôn mặt của chúng tỷ lệ ngược với trọng lượng cơ thể giúp giảm thoát hơi nhiệt và được các nhà khoa học giải thích qua quy luật Bergmann. (Nội dung quy luật này là nhiệt độ môi trường càng cao thì kích thước của động vật càng giảm. Vì thế mà những loài sống ở các vĩ độ bắc thường có kích thước lớn hơn những loài sống ở các vĩ độ thấp).

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kích thước cơ thể và trọng lượng của các loài động vật xứ lạnh. Nhà nghiên cứu bò sát Kyle Ashton của Học viện Khoa học California San Francisco cho rằng ở khu vực này có nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào, bạn tình cho những động vật đực lớn hơn và những cuộc chiến giữa các loài với nhau cũng là một trong những lý do khiến cơ thể động vật xứ lạnh to lớn hơn.

"Theo quy luật Bergman cũng giải thích rằng cách loài động vật đối phó với việc mất nhiệt và giữ nhiệt trong thời tiết lạnh như thế nào. Một trong những lý do khiến cơ thể chúng to lớn hơn đó là cơ thể chúng cần nhiều chất béo để giúp chúng giữ thân nhiệt và sống xót qua mùa đông khắc nghiệt", ông Ashton chia sẻ.

Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Houston thì nguồn thức ăn từ cây trồng ở các vùng xứ lạnh có trọng lượng nhẹ hơn, nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng thì lại cao hơn so với nguồn thức ăn của động vật ở xung quanh đường xích đạo.

Trong khi hầu hết các loài động vật có có vú đều có trọng lượng cơ thể lớn hơn các vùng khí hậu khác thì chim và một số loài bò sát như rùa, thằn lằn và rắn lại không đi theo quy luật dó. Những loài động vật này đi ngược quy luật trên và có xu hướng kích thước và trọng lượng cơ thể nhỏ hơn ở vùng có thời tiết lạnh và lớn hơn khi sống trong vùng có thời tiết ấm áp, ông Ashton cho biết thêm.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được lý do tại sao những loài bò sát này lại đi ngươc lại quy luật Bergman. Ông Ashton cho rằng sở dĩ loài rùa có trọng lượng nhỏ hơn trong thời tiết lạnh giá là vì chúng có thể sống vài tháng mà không cần ăn uống gì. Còn đối với thằn lằn và rắn, một số nhà khoa học cho rằng kích thước và trọng lượng cơ thể của chúng nhỏ hơn để có thể làm ấm nhanh hơn khi sống ở thời tiết lạnh.

Theo Kienthuc, Livescience
Đăng ngày 22/11/2012
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:27 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:27 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:27 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:27 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 23:27 16/11/2024
Some text some message..