Giải mã vấn đề có nên ăn vỏ tôm thẻ?

Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều người thường suy nghĩ vỏ tôm thẻ chứa nhiều canxi, do đó bằng cách này hay cách khác, họ hay tận dụng phần vỏ để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vậy, chúng có thực sự hiệu quả như lời đồn. Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết sau đây nhé!

Vỏ tôm
Vỏ tôm có chứa nhiều canxi. Ảnh: Tép Bạc

Thành phần có trong vỏ tôm thẻ

Trong tôm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao như canxi, protein, photpho,... mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cũng chính vì lý do đó, mà nhiều người thường lầm tưởng vỏ tôm cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như thịt tôm.

Đa số người tiêu dùng đều tin trong vỏ tôm chứa nhiều canxi, tuy nhiên, đây là kiến thức không được chuẩn các. Bởi vì, theo chia sẻ của ThS. Trương Nhật Khuê Tường - Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chỉ ra rằng: “Phần chứa nhiều canxi nhất của tôm đều nằm ở phần thịt. Còn đối với phần vỏ, thành phần chính của vỏ tôm là kitin, đây thực chất là một loại polymer có hầu hết ở các loài giáp sát”. Do đó, vỏ tôm cũng như móng và tóc, không mang lại giá trị dinh dưỡng cao, chúng chỉ là lớp vỏ để bảo vệ con tôm.

Tại sao không nên ăn vỏ tôm?

Từ trước cho đến nay, chúng ta vẫn thường lầm tưởng rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, mà chất này lại tốt cho khương khớp. Vỏ của loài động vật này không chứa nhiều canxi như chúng ta vẫn nghĩ. Vì thế, xét trên phương diện dinh dưỡng, vỏ tôm thẻ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Vỏ tômVỏ tôm thẻ thường rất cứng nến đối với người già và trẻ em, thì đây là loại thực phẩm khó tiêu hóa. Ảnh: Vi tính Phát Đạt

Như vậy, có nên ăn vỏ tôm thẻ? Đây là dạng thực phẩm khó tiêu với với những người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là người già và trẻ em. Chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro như không phân hủy, tổn thương khoang miệng, bị hóc, tổn thương nướu và bào mòn chân răng.

Ngoài ra, đối với những thực khách bị dị ứng với tôm, nếu sử dụng có thể dẫn đến bị sốc phản vệ. Dị ứng với động vật có vỏ là một trong những dạng dị ứng nguy hiểm và chúng có thể đe dọa đến tính mạng. Đặc biệt, đối với những người bị mắc bệnh gout, thì nên tránh xa loại thực phẩm này, bởi vì vỏ tôm chứa nhiều kim loại nặng, làm tăng lượng axit trong cơ thể, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Những vấn đề cần lưu ý khi chế biến tôm thẻ

Ăn tôm đúng cách

Từ những phân tích đã được chỉ ra ở phía trên, cho thấy được không nên ăn vỏ tôm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn muốn sử dụng loại thực phẩm này thì cũng nên biết phải chế biến làm sao cho đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bạn có thể sử dụng vỏ tôm và đầu tôm để nấu cho ngọt nước dùng như nước của những món lẩu hải sản, lẩu tomyum,... Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều tôm để tránh thừa đạm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách chế biến tôm

Bản thân thịt tôm chứa rất nhiều khoáng chất và canxi tốt cho sức khỏe. Không những thế, chúng còn chứa i - ốt, axit béo omega 6 và omega 6, chất chống oxy hóa,... Theo nghiên cứu cho thấy, hàm lượng dinh dưỡng của thịt tôm đương đương với thịt gà.

Không nên lạm dụng tôm vào những món được chế biến với dầu, bơ, mỡ động vật,... gây nguy hại đối với sức khỏe. Cách tốt nhất để thưởng thức tôm, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng là hãy đem hấp hoặc luộc. 

Hấp tômNên hấp hoặc luộc để giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng trong tôm

Lưu ý: Đối với những bạn dị ứng với tôm thì không nên tiêu thụ loại thực phẩm này.

Một số bộ phận khác của tôm nên cân nhắc trước khi chế biến

- Đầu tôm: Khác với những loại động vật khác, đầu của tôm thẻ có cấu tạo rất đặc biệt, chứa nhiều bộ phận của con tôm, bao gồm: Hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tôm là loại động vật ăn tạp, do đó trong đầu tôm thường chứa nhiều chất bẩn. Do vậy, ăn đầu tôm không chế biến kỹ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Đuôi tôm: Đuôi tôm cũng tương tự như vỏ tôm. Vì thế, nếu bạn sử dụng để chế biến món ăn, thì chúng cũng không có giá trị dinh dưỡng nào.

- Chân tôm: Chân tôm cũng giống như vỏ tôm và đuôi tôm, không có bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào, nhiều người thích ăn phần này vì khi chế biến rất giòn, mang cảm giác thú vị khi thưởng thức.

Tóm lại, có nên ăn vỏ tôm không? Xét trên một phương diện nhất định thì ăn vỏ tôm không chứa giá trị dinh dưỡng nào. Vì thế mỗi người trong chúng ta đều có quyền cân nhắc lợi hại và dựa trên sở thích của mình để đưa ra quyết định nên hay không nên ăn phần này. Còn nếu bạn là người thích ăn vỏ tôm, hãy tham khảo cách chế biến nó, để đảm bảo rằng bạn cũng sẽ có được những món ăn không kém phần hấp dẫn nhé!

Đăng ngày 04/04/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:58 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:58 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:58 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:58 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:58 29/03/2024