Giải pháp 'đột phá' trong thức ăn cho cá ngừ

Một loại thức ăn tổng hợp mới cho cá ngừ đã được thử nghiệm thành công, đánh dấu một bước đột phá cho nghề nuôi cá ngừ bền vững do lượng bột cá và dầu cá trong thức ăn này đã được giảm xuống đến 10 lần.

Giải pháp mới đột phá trong thức ăn cho cá ngừ
Lồng nuôi cá ngừ trên biển (Nguồn: Fis.com)

Các nhà khoa học của công ty Ichthus Unlimited đã tiến hành thử nghiệm nhiều loại thức ăn khác nhau được làm từ đậu nành để nuôi ấu trùng cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương ở Tây Ban Nha và con non của cá ngừ vây vàng ở Panama.

Dựa vào những kinh nghiệm này, một loại thức ăn đã được thử nghiệm thành công để nuôi cá ngừ Thái Bình Dương trong lồng lưới ở ngoài khơi bờ biển tây bắc Mexico. Thông thường, cá ngừ ở đây được nuôi bằng cá mòi đánh bắt từ tự nhiên với hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 28:1. Trong khi loại thức ăn tổng hợp mới này có FCR giảm xuống còn 4:1.

Một thuận lợi khác của loại thức ăn mới này là lợi ích đối với môi trường. Bởi vì thức ăn nổi có thể được giám sát tốt hơn và thức ăn thừa có thể được thu hồi. Đồng thời nó có hàm lượng dinh dưỡng cao, đòi hỏi khối lượng ít hơn, được ước lượng là tiết kiệm gần 2 lần so với sử dụng cá mồi và được làm từ các thành phần có thể tái tạo, bền vững.

Bước đột phá này, đã được tiến sĩ Alejandro Buentello của công ty Ichthus Unlimited giới thiệu tại “Hội nghị Nuôi biển xa bờ” ở Ensenada, Mexico vào tháng vừa rồi, đã có ảnh hưởng tiềm tàng đến việc bảo vệ quần đàn cá ngừ tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng.

Buentello đã cho biết: “Các kết quả nghiên cứu thành công sẽ giúp cho nghề nuôi cá ngừ bền vững và có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển của sản xuất thức ăn thương mại dành cho cá ngừ”.

Ông cũng nói thêm: “Trong một chu trình nuôi cá ngừ khép kín, từ ấp trứng đến khi thu hoạch kết hợp với thức ăn nuôi thương phẩm bền vững đã cho chúng tôi cơ hội tốt nhất để ngăn chặn sụt giảm quần đàn cá ngừ tự nhiên, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu cá ngừ của thị trường thế giới”.

Trong thập niên qua, đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển kỹ thuật sản xuất giống để khép kín chu trình nuôi từ trứng đến cá ngừ thương phẩm. Mặc dù có những nổ lực như thế, nhưng hầu hết cá ngừ “nuôi” ngày nay thật ra là từ con non bị đánh bắt trong tự nhiên, được vỗ béo trong các lồng nuôi biển cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm. Có một trở ngại chính cho sự bền vững của nghề nuôi cá ngừ, đó là cần phải có một lượng lớn cá mồi được đánh bắt trong tự nhiên để cho cá ngừ ăn trong suốt giai đoạn nuôi thương phẩm.

Mark Albertson, thuộc Hiệp hội Đậu nành Illinois, nói rằng nông dân ở Illinois là những người hỗ trợ lâu dài cho nuôi trồng thủy sản bền vững. Dự án này là một ví dụ điển hình về nông dân giúp nông dân. Ông cũng nói thêm rằng đột phá này là một bước tiến quan trọng đối với việc khép kín chu trình nuôi các loài cá ngừ, làm giảm áp lực đối với quần thể cá ngừ tự nhiên.

 

Fis.com
Đăng ngày 18/04/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 18:26 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:26 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 18:26 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:26 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 18:26 05/11/2024
Some text some message..