Giải pháp hạn chế dịch bệnh nhờ nuôi tôm 2 giai đoạn

Nghệ An là một tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tương đối lớn, với trên 2100 ha chủ yếu hiện đang nuôi tôm. Những năm gần đây việc nuôi tôm ở một số khu vực nuôi lâu năm sản lượng không ổn định, nghề nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhiều vùng đã bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh xảy ra.

Giải pháp hạn chế dịch bệnh nhờ nuôi tôm 2 giai đoạn
Giải pháp hạn chế dịch bệnh nhờ nuôi tôm 2 giai đoạn

Theo thống kê tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2016 là 238ha, năm 2017 là 150,27ha (trong đó bệnh vius đốm trắng 61,62ha; hoại tử gan tụy cấp 54,71ha; các bệnh khác là 33,94 ha). Đa số bệnh thường xuất hiện dưới 40 ngày thả nuôi.

Bên cạnh đó, môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao, làm cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình nuôi dẫn đến hiệu quả kém.

Thời điểm vào vụ chính, do nhiều người thả lượng con giống khan hiếm, có thời điểm “cháy giống” và nhiều vùng đã định ngày thả nhưng chưa có giống. Thậm chí có nơi đã lấy giống ở các cơ sở không tin cậy về ương gièo hoặc thả thẳng nên tỷ lệ hao hụt còn lớn, chất lượng chưa cao. Chính vì vậy người nuôi không chủ động được nguồn giống và giá cả theo đó cũng tăng lên, chất lượng con giống cũng khó kiểm soát.

Việc ứng dụng “Tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn” là giải pháp giải quyết được cơ bản những vấn đề trên đó là:

- Người dân có thể chủ động, kiểm soát được con giống và mùa vụ thả nuôi. 

- Gối đầu giữa vụ này và vụ khác để có thời gian cải tạo ao hồ và xử lý nước được kỹ hơn theo quy trình sản xuất.

- Giai đoạn đầu con giống được lấy về có kích thước nhỏ nên có thể nuôi được ở mật độ cao từ 1000 - 3000 con/m3 (thậm chí có nơi đã ương trên 10.000 con/m3). Nên ao ương với diện tích nhỏ có thể ương được lượng giống lớn cung cấp cho nhiều ao cùng một thời điểm.

- Ương trong thời gian ngắn (20-30 ngày) và diện tích ao ương nhỏ (100 – 500m2) nên quản lý, kiểm soát ao nuôi dễ dàng, quy trình nuôi ít thay nước, giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường, giảm tải lượng chất thải, giảm chi phí nhân công, sử dụng hợp lý tài nguyên nước và đất. 

- Từ yếu tố ổn định môi trường, quản lý, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng tốt nên chất lượng tôm khỏe, tỷ lệ sống cao và đặc biệt hạn chế tối đa mầm bệnh nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp (vì bệnh hoại tử gan tụy thường biểu hiện ở giai đoạn <40 ngày tuổi).

- Khi ương nuôi ở quy trình này, giúp rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm, tốc độ tăng trưởng nhanh, giảm chi phí, tăng vụ nuôi/năm, đem lại hiệu quả kinh tế và khả năng quay vòng vốn nhanh.

Với những ưu điểm đó, việc áp dụng kỹ thuật nuôi “Tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn” là giải pháp để giảm thiểu những rủi ro trong sản xuất, hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là khắc phục bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS/EMS), ổn định quy trình sản xuất đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 09/07/2018
Trần Trung Thành
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:39 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:39 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 06:39 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 06:39 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 06:39 05/11/2024
Some text some message..