Giải pháp khuyến nông hỗ trợ người nuôi tôm thương phẩm

Đặc điểm chung và tình hình sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và giải pháp Khuyến nông hỗ trợ người nuôi tôm bền vững.

Giải pháp khuyến nông hỗ trợ người nuôi tôm thương phẩm
Ảnh: Hữu Phương/ Báo Ninh Thuận
Đặc điểm chung và tình hình sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận có bờ biển dài trên 105 km, có nguồn nước biển sạch quanh năm, nồng độ mặn luôn ổn định từ 32-34‰ là điều kiện phù hợp và rất lý tưởng cho sản xuất tôm giống các loại. Tính đến năm 2018, toàn tỉnh có 498 cơ sở sản xuất tôm giống (tôm thẻ chân trắng 275 cơ sở, tôm sú 223 cơ sở); hàng năm cung cấp ra thị trường phục vụ sản xuất từ 25-30 tỷ con tôm giống, chiếm 33% tôm giống cả nước.

Trong những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận không ngừng phát triển, được người nuôi tôm trong cả nước đánh giá cao về chất lượng. Từ những năm thập niên 90, toàn tỉnh chỉ có 40 cơ sở sản xuất tôm giống với cơ sở hạ tầng và qui trình sản xuất còn thô sơ; đến nay đã có 498 cơ sở, trong đó trên 50% cơ sở xây dựng có qui mô lớn, đầu tư hạ tầng khu vực sản xuất riêng biệt (khu trại nuôi tôm mẹ, khu trại nuôi ấu trùng, phòng lạnh sản xuất thức ăn tươi cho ấu trùng: Tảo, artemia; phòng kiểm tra bệnh…) và đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình sản xuất như: Hệ thống xử lý nước bằng đèn cực tím, máy ozone, máy đếm tôm tự động, kiểm tra tôm bằng kính hiển vi điện tử, xét nghiệm bệnh tôm bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất như PCR, Realtime - PCR … Hàng năm, Ninh Thuận cung cấp cho thị trường từ 25 tỷ đến 30 tỷ con tôm giống đạt chất lượng theo quy định.

Các khu vực sản xuất giống tập trung tại Ninh Thuận hiện nay gồm: Cà Ná, huyện Thuận Nam; An Hải, huyện Ninh Phước, Khánh Hội, Khánh Nhơn, Mỹ Tường, huyện Ninh Hải. Trong đó, có hai khu vực sản xuất giống thủy sản tập trung với sự đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, gồm: Khu sản xuất giống thủy sản xã An Hải với tổng diện tích 125 ha, hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở tập trung sản xuất quy mô lớn; Khu sản xuất giống thủy sản tại huyện Ninh Hải với hơn 100 ha, đang được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tỉnh Ninh Thuận đã có chủ trương mở rộng khu sản xuất giống thủy sản tập trung xã An Hải lên 186,6 ha.

Năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận phối hợp Công ty TNHH T&T INVENMARK Sở hữu trí tuệ quốc tế triển khai dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận tôm giống tỉnh Ninh Thuận” nhằm nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm tôm giống Ninh Thuận trong điều kiện thị trường tôm giống chưa được kiểm soát chặt chẽ. Dự án đã được Cục sở hữu trí tuệ bảo hộ về nhãn hiệu chứng nhận, giúp các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sử dụng nhãn hiệu “Tôm giống Ninh Thuận” góp phần ngăn chặn hiện tượng sản xuất tôm giống kém chất lượng, tránh được những nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh gây thiệt hại cho người nuôi tôm thương phẩm.

Bên cạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Tôm giống Ninh Thuận”; hiện nay Ninh Thuận đang khuyến khích các cơ sở liên kết với nhau hình thành tổ nhóm trong sản xuất có đủ tiềm lực tài chính để ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, khai thác sử dụng hiệu quả diện tích đất. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống quy mô lớn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng tôm giống. 

2. Giải pháp Khuyến nông hỗ trợ người nuôi tôm bền vững

a) Hoạt động của phòng xét nghiệm gắn kết doanh nghiệp sản xuất tôm giống và người nuôi tôm

Bộ phận xét nghiệm bệnh tôm của Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận ra đời và hoạt động từ năm 2002, với nhiệm vụ chính là hỗ trợ tư vấn cho người nuôi tôm lựa chọn được nguồn tôm giống sạch bệnh đưa vào nuôi tôm thương phẩm đạt hiệu quả cao và là cầu nối giúp người dân tiếp cận với các doanh nghiệp, công ty sản xuất tôm giống đạt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Với đội ngũ cán bộ xét nghiệm thành thạo tay nghề, mỗi năm đều được cơ quan đưa đi đào tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm những bệnh mới, phương pháp mới từ các Viện Trường; Với sự đầu tư trang bị máy móc thiết bị kiểm tra bệnh tôm hiện đại, đến nay bộ phận xét nghiệm bệnh tôm của Trung tâm Khuyến nông đã kiểm tra và phát hiện được 11 bệnh như: Bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh còi (MBV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh taura (TSV), Bệnh hoại tử gan tụy (NHP), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), bệnh teo gan tụy (HPV), bệnh đục cơ (IMNV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phát sáng.

Mỗi năm, trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận đã tư vấn và kiểm tra hơn 7.000 mẫu tôm, giúp bà con nông dân trong và ngoài tỉnh chọn được nhiều con giống tốt. Qui trình kiểm tra bệnh tôm được thực hiện có khoa học từ khâu nhận mẫu đầu vào đến khi trả kết quả cho khách hàng. Trung tâm luôn lấy phương châm chuẩn đoán bệnh chính xác, nâng cao uy tín đối với khách hàng làm hàng đầu. Góp phần giúp nông dân chọn được con giống bảo đảm chất lượng tốt, thả nuôi thương phẩm đạt hiệu quả cao.

b) Tập huấn khuyến cáo lịch thời vụ, cảnh báo môi trường nuôi tôm

Hàng năm, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các đơn vị trong ngành, các Công ty, doanh nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật, khuyến cáo lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản theo Kế hoạch nuôi trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đồng thời, thông báo thường xuyên về kết quả quan trắc môi trường các vùng nước nuôi tôm trong tỉnh đến hộ dân, thông qua đó giúp nông dân nhận định được tình hình nuôi và nắm bắt được các phương pháp nuôi mới áp dụng vào thực tế sản xuất.

c) Xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình có hiệu quả

Xây dựng mô hình trình diễn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Trung tâm Khuyến nông, mô hình khuyến nông thực hiện thành công sẽ có tác động lớn đến việc nhân rộng ra đại trà, từng bước góp phần nâng cao nhận thức của người nuôi tôm trong tỉnh phát triển theo hướng bền vững, an toàn. Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận đã thực hiện 9 mô hình thủy sản (có 5 mô hình thuộc lĩnh vực nuôi trồng Thủy sản); trong đó 5 mô hình có sức lan tỏa mạnh và được người dân áp dụng theo. Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nói chung để người dân tham quan học tập. Đồng thời, giới thiệu mô hình nuôi các đối tượng mới, nuôi theo qui trình nuôi mới. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để khuyến cáo người dân các mô hình sản xuất có hiệu quả ứng dụng vào sản xuất, nhân rộng, nhằm giúp nông dân ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tổ chức nuôi trồng theo hướng an toàn, bền vững theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

TTKN Ninh Thuận
Đăng ngày 20/05/2019
Phạm Thị Minh Loan
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 11:22 02/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 02:44 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 02:44 03/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 02:44 03/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 02:44 03/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 02:44 03/06/2023