Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ

Báo cáo cho thấy hoạt chất Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng là một nguyên liệu rất có giá trị giúp cho việc nghiên cứu sản xuất những hợp chất mới ngăn chặn hội chứng đốm trắng trên tôm.

Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ
Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ

Việc sử dụng thảo mộc bổ sung vào thức ăn của tôm và cá nuôi hiện nay không còn xa lạ đối với hoạt động sản xuất thủy sản. Tuy nhiên các hoạt chất chiết xuất từ thực vật có tác dụng triệt tiêu hiệu quả đối với virus hiện nay vẫn còn rất khan hiếm. Vì vậy, những báo cáo mới về những hoạt chất như thế là hết sức quý giá và có giá trị nghiên cứu ứng dụng trên thế giới và cả Việt Nam.


Cà dại hoa vàng (Argemone mexicana)

Cà dại hoa vàng (Argemone mexicana) được gọi với tên khác là hoa nhài Mexico là một loài cây thuộc họ anh túc được tìm thấy ở Mêxico và hiện nay đã được trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới ví chúng có nhiều hoạt tính sinh học chữa bệnh bao gồm : bệnh trĩ, bệnh về da, viêm và sốt. Các bộ phận của cây A. mexicana được chiết xuất thường là hexan, ethyl acetate, methanol có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy khả năng miễn dịch của tôm có sử dụng Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà hoa vàng đối với Vibrio harveyi được tăng cường rõ rệt. Các nhóm tôm đối chứng đã chết 100% trong vòng 3 ngày, trong khi tỷ lệ chết giảm đáng kể (P <0.5) xuống còn 17,43% và 7,11% trong các nhóm tôm nuôi có bổ sung Ethyl acetate.

Để đánh giá hiệu quả bảo vệ tôm thẻ chân trắng trước căn bệnh nguy hiểm do WSSV gây ra, các nhà khoa học Nam Mỹ đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chiết xuất từ cây cà hoa vàng (Argemone mexicana) trong chế độ ăn của tôm.

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả chống lại WSSV trên tôm 

Các chế độ ăn khác nhau được điều chỉnh bằng các nồng độ ethyl acetate khác nhau: 100 (AD-1), 200 (AD-2), 300 (AD-3) và 400 (AD-4) mg/kg chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng A. mexicana cho tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương Litopenaeus vannamei nặng khoảng 9,0 ± 0,5g. Và một nhóm đối chứng ăn với chế độ ăn thông thường không có chất chiết xuất từ A. Mexicana. Thí nghiệm gồm 3 lần lặp lại, được thực hiện trong 30 ngày.

Kết quả đánh giá cho thấy rằng chiết xuất etyl axetat của thân và rễ cây đã bị tiêu diệt WSSV một cách có hiệu quả và được phản ánh thông qua tỷ lệ chết tích lũy thấp nhất của tôm được xử lý. 

Sau khi chấm dứt thí nghiệm cho ăn, nhóm tôm đối chứng và mỗi nhóm thử nghiệm có bổ sung AD đã được thử thách với WSSV độc lực bằng tiêm và tỷ lệ tử vong tích lũy, chẩn đoán phân tử bằng PCR thời gian thực (qRT-PCR), các thông số sinh hóa, huyết học và miễn dịch được đánh giá. 


Kết quả nhóm đối chứng đã chết 100% trong vòng 4 ngày, trong khi tỉ lệ sống là 30%, 45%, 75% và 79% tương ứng trong khẩu phần ăn của nhóm tôm AD1, AD-2, AD-4 và AD-5. 

Kết quả qRT PCR với phân tích tương quan cho thấy, các bản sao của WSSV dần dần giảm đi khi tăng chiết xuất chất A. mexicana trong chế độ ăn. Nồng độ cao nhất (300 và 400mg/kg thức ăn) của các chất chiết xuất từ A. mexicana trong khẩu phần giúp giảm mức protein đáng kể (P <0,05) sau khi thử thách WSSV. Các khẩu phần AD-3 và AD-4 cũng giúp làm giảm thời gian đông máu ở mức tối đa 64-67% so với nhóm đối chứng và duy trì mức độ bình thường của tổng số lượng tế bào máu, oxyhaemocyanin sau khi thử thách WSSV. Điều này rõ ràng cho thấy rằng hoạt động miễn dịch tế bào của tôm được kích hoạt mạnh mẽ.

Mức độ proPO tăng đáng kể trong khẩu phần ăn AD1 đến AD-4. Hoạt tính lysozyme thấp nhất là 1,63 mm trong nhóm tôm đối chứng và hoạt động này tăng đáng kể (P <0,05) lên 4,86, 7,89, 9,12 và 10,45 mm trong nhóm tôm AD1 đến AD4. Cho thấy các thông số sinh hóa miễn dịch của tôm cũng được vải thiện ro rệt khi được cho ăn bổ sung A. Mexicana.

Nghiên cứu trên với những kết quả phân tích đạt được cho thấy hoạt chất Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng là một nguyên liệu rất có giá trị giúp cho việc nghiên cứu sản xuất những hợp chất mới chống lại WSSV. Qua đó mở rộng tiềm năng ứng dụng loại hợp chất này vào ngành công nghiệp nuôi tôm của Việt Nam và thế giới nhằm ngăn chặn sự hoành hành của hội chứng đốm trắng.

Đăng ngày 09/04/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 00:45 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 00:45 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 00:45 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 00:45 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 00:45 19/04/2024