Giải pháp nâng cao chất lượng thức ăn thủy sản

Chế độ dinh dưỡng tốt là nền tảng cho sự thành công và bền vững của nghề nuôi trồng thủy sản. Nâng cao chất lượng thức ăn, cần có những hiểu biết từ nhu cầu dinh dưỡng, lựa chọn nguyên liệu tốt nhất cho đến quy trình sản xuất thức ăn tối ưu…

Giải pháp nâng cao chất lượng thức ăn thủy sản
Giải pháp nâng cao chất lượng thức ăn thủy sản. Hình minh họa

Xác định nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản

Nhu cầu dinh dưỡng là hàm lượng tối thiểu của các chất dinh dưỡng mà sinh vật cần để duy trì sinh trưởng, phát triển và sinh sản. Nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản không cố định mà tùy thuộc vào loài, giai đoạn phát triển, hình thức nuôi, thời gian nuôi, cụ thể:

Protein: Hàm lượng protein trong thức ăn thủy sản trong khoảng 18 - 20% đối với tôm biển, 28 - 32% cho cá da trơn, 22 - 30% đối với cá rô phi và cá hồi vân là 38 - 40%.

Lipid: Lipid bổ sung vào thức ăn có thể chia sẻ nhu cầu protein. Mức đề nghị lipid trong thức ăn lên đến 10%.

Khoáng: Chất khoáng là thành phần thiết yếu cho các enzyme, vitamin, hormone, sắc tố, của cơ thể. Nhu cầu khoáng khác nhau đối với từng đối tượng thủy sản, cụ thể: Nhu cầu Fe trong các loài cá khoảng 30 - 150 mg/kg thức ăn, Cu khoảng 3 - 5 mg/kg thức ăn, Zn dao động trong khoảng 15 - 30 mg/kg thức ăn và nhu cầu Mn 12 - 20 mg/kg thức ăn. Riêng cá da trơn, nhu cầu Mn khá thấp, chỉ 2,4 mg/kg thức ăn…

Vitamin: Trong thức ăn, vitamin chiếm một lượng rất nhỏ chỉ 1 - 2%, vì nguồn vitamin được cung cấp đáng kể từ thức ăn tự nhiên.

Chất bột đường (carbonhydrate): arbonhydrate bao gồm đường và tinh bột là nguồn năng lượng rẻ nhất trong thức ăn cho cá. Khoảng 20% tinh bột có thể phối chế trong khẩu phần thức ăn cho cá.

Lựa chọn nguyên liệu phù hợp

Dựa vào nhu cầu các chất dinh dưỡng để lựa chọn nguyên liệu sản xuất thức ăn phù hợp. Chất lượng nguyên liệu được xem là vấn đề quyết định trong thức ăn thủy sản. Nguyên liệu phải đáp ứng đủ hai điều kiện cơ bản là chất lượng và giá thành.
Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất cho động vật thủy sản. Bột cá có hàm lượng protein cao (hơn 60%) sẽ có màu nâu vàng đến vàng nhạt, vị mặn và mùi thơm lâu. Ngoài ra, còn có một số nguyên liệu khác như bột đầu tôm, bột thịt xương, bột huyết... Hiện, bột cá có giá thành khá cao, nguồn nguyên liệu này lại ngày càng khan hiếm. Vì vậy, biện pháp được đưa ra ở đây là nên phối chế thức ăn từ protein bằng bột động vật khác hoặc bột thực vật (bột đậu nành, bột hạt dầu cải, bột hạt bông vải…). Mức độ thay thế không nên quá 50%. Tuy nhiên, sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: Độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin, dẫn đến sinh trưởng và chất lượng đối tượng nuôi kém. Để khắc phục vấn đề trên, cần phải xử lý các nguồn nguyên liệu này trước khi đưa vào phối chế thức ăn, ngoài ra, bổ sung thêm acid amin tổng hợp, các acid béo thiết yếu, premix khoáng, vitamin.

Một nhóm nguyên liệu nữa được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: Tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn… Những chất này được gọi chung là chất phụ gia bao gồm: Chất kết dính, chất chống ôxy hóa, chất tạo mùi, chất dẫn dụ… Tùy từng đối tượng thủy sản mà lựa chọn hàm lượng phù hợp, tránh làm mất đi tác dụng vốn có ban đầu của chúng.

Thiết lập khẩu phần tối ưu và chế biến thức ăn

Chuẩn bị xong nguyên liệu đảm đảo nhu cầu dinh dưỡng, giai đoạn thiết lập khẩu phần là hoàn toàn quan trọng. Có một chuyên gia phụ trách việc phối chế công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, tăng thời gian bảo quản và hiệu quả sử dụng thức ăn là thực sự cần thiết. Tổng hợp tất cả những hiểu biết về dinh dưỡng như đã nêu ở trên sao cho có được khẩu phần thích hợp, cân đối, phải đủ thành phần dinh dưỡng theo yêu cầu của cơ thể, vừa có giá thành thấp mà hiệu quả lại cao, nguồn nguyên liệu sẵn có địa phương, có như vậy mới mang lại lợi nhuận cho người nuôi.

Sử dụng phần mềm tính toán khẩu phần (tính được công thức tối ưu về giá cả vốn rất khó giải quyết bằng phương pháp tính đơn giản) chuyên biệt thường được sử dụng như: Feedlive, UFFDA, Feedmania…

Hiện, phương pháp ép đùn được sử dụng rộng rãi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, đối với phương pháp này nhiệt độ ép rất cao, khoảng 120oC trong thời gian ngắn (khoảng 20 giây) nên cần lưu ý về sự hư hao một số các vitamin hoặc dưỡng chất khác sau quá trình ép đùn để trước đó có những điều chỉnh phù hợp.

TCTS
Đăng ngày 24/07/2017
Trần Tiến
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 23:05 03/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 23:05 03/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 23:05 03/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 23:05 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 23:05 03/02/2025
Some text some message..