Giải pháp nào giúp tàu cá từ nằm bờ đến hồi phục khai thác?

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời được 8 năm đã góp phần giúp xây dựng đội tàu cá hiện đại. Thế nhưng, nhiều tàu cá hư hỏng, đang buộc phải nằm bờ, tạm dừng sản xuất.

tàu vỏ thép
Tàu vỏ thép. Ảnh: Vĩnh Nhân

Trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- NN&PTNT) đã có cuộc trò chuyện với một số cơ quan báo chí xung quanh vấn đề này, đồng thời đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm gỡ khó cho ngư dân- chủ tàu tiếp tục vươn khơi, bám biển sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Trung
Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản. Ảnh: Nguyễn Kiểm

Phóng viên (PV): Xin ông cho biết kết quả triển khai thực hiện Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản?

Ông Nguyễn Văn Trung: Trước năm 2014, nghề cá của Việt Nam chủ yếu là khai thác chủ yếu thủ công. Năm 2011, chúng ta thí điểm Chương trình hỗ trợ đóng tàu vỏ thép theo Quyết định số 1787 và đóng được một số tàu nhưng chưa được nhiều.

Ngày 7-7-2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm góp phần phát triển kinh tế biển và tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhiều người vẫn nghĩ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là chỉ đóng tàu vỏ thép nhưng thực tế còn bao gồm lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, hạ tầng vùng nuôi, xây dựng vùng giống thủy sản tập trung, xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, hỗ trợ đào tạo ngư dân...

Bộ NN&PTNT tính toán, chúng ta sẽ đóng theo chương trình này khoảng 2.284 tàu (tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần). Tuy nhiên, kết quả thực tế chúng ta chỉ đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu, trong đó đóng mới 1.031 tàu (tàu vỏ thép 359 chiếc, tàu vỏ gỗ 574 chiếc; tàu vỏ composite 98 chiếc) và nâng cấp 146 tàu cá vỏ gỗ. Ngoài ra có khoảng 8.000 tàu do ngư dân tự đóng mặc dù không được hỗ trợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Hiện có 87 tàu bị hư hỏng hoàn toàn, một số tàu nằm bờ, tạm ngừng khai thác do thiếu lao động, giá nguyên liệu tăng cao. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là một chủ trương, chính sách bao trùm để phát triển ngành thủy sản. Vì thế, khi đánh giá chúng ta cần có cái nhìn tổng thể, tránh cái nhìn phiến diện mà hiểu chưa đúng về ý nghĩa cũng như kết quả của nghị định này. 

PV: Thưa ông! Sau gần 8 năm thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản cụ thể như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Trung: Về cơ bản, chúng ta đã đạt được mục tiêu là xây dựng, hiện đại hóa được đội tàu cá để khai thác thủy sản, phát triển kinh tế cho ngư dân, đóng góp vào nền kinh tế của đất nước, đồng thời góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Cùng đó, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP không chỉ hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá, mà còn là một cú hích, tạo nên hiệu ứng để nhiều ngư dân huy động các nguồn vốn, gồm cả vốn tự có để đóng mới tàu hiện đại nhằm vươn khơi, bám biển khai thác, đánh bắt thủy sản.

Hiện nay, chúng ta đã có một đội tàu hiện đại hơn nhưng cái lớn hơn chính là tư tưởng, nhận thức, trình độ, năng lực của ngư dân đã thay đổi. Đây là tài sản quý giá còn lớn hơn tiền chúng ta đã đầu tư.

Mục tiêu hiện đại hóa tàu cá bước đầu đã đạt được, số lượng tàu khai thác gần bờ giảm (13,2%), số lượng tàu cá khai thác xa bờ tăng (20,1%); góp phần tích cực bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Nhiều mô hình liên kết sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển.

Về đầu tư hạ tầng cho ngành thủy sản, đã đầu tư, nâng cấp hoàn thành 214 dự án, bao gồm: Đầu tư, nâng cấp 28 cảng cá; 67 khu neo đậu tránh trú bão với tổng công suất neo đậu tăng thêm 37.400 tàu; 28 dự án hạ tầng sản xuất giống thủy sản; 89 dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản với diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm khoảng 48.000 ha...

PV: Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng một số tàu vỏ thép hư hỏng, nằm bờ?

Ông Nguyễn Văn Trung: Cần khẳng định việc đóng tàu vỏ thép theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP là một chủ trương, chính sách hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đối với tàu vỏ thép cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập: Thiết kế, giám sát đóng tàu, ngư dân chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, đăng kiểm đối với tàu vỏ thép theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật... dẫn đến tình trạng tàu xuống cấp, hư hỏng. Cùng đó là các nguyên nhân: Hư hỏng, sửa chữa định kỳ, thiếu nhân công trên tàu, giá nhiên liệu tăng, một số nghề khai thác chưa đến thời vụ...

tàu cá
Tàu cá của ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế neo tại cảng cá. Ảnh: Nguyễn Kiểm

PV: Được biết, Tổng cục Thủy sản đang soạn thảo dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Vậy trong dự thảo nghị định mới sẽ có những giải pháp như thế nào để giải quyết tình trạng tàu nằm bờ do thiếu vốn để ra khơi?

Ông Nguyễn Văn Trung: Đối với những tàu vỏ thép đang nằm bờ do nợ nần, thiếu vốn sản xuất, nếu là nguyên nhân khách quan nhưng chủ tàu thực sự có năng lực thì kiến nghị cơ quan chức năng cơ cấu lại thời gian trả nợ, giãn nợ, khoanh nợ, giữ nguyên nhóm nợ... giúp chủ tàu khôi phục sản xuất, khai thác, đánh bắt thủy sản.

Cụm chính sách thứ hai là chuyển đổi chủ tàu (hiện đã chuyển đổi được 21 chủ tàu) nếu chủ tàu cũ không đủ năng lực thì chuyển tàu cho những chủ tàu mới có năng lực khai thác. Chủ tàu mới sẽ nhận hỗ trợ, trong đó riêng khoản nợ thì chủ tàu mới chỉ tính từ thời điểm nhận bàn giao tàu. Thứ ba, chúng ta sẽ phải tập trung đào tạo, hướng dẫn đúng đối tượng, đi vào trọng tâm. Tiếp đó là hướng dẫn ứng dụng khoa học- kỹ thuật để ngư dân khai thác nâng cao được giá trị của thủy sản.

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về chính sách bảo hiểm thuyền viên là 100%, hỗ trợ bảo hiểm thân tàu trước đây là 90%. Chứ nếu hỗ trợ bảo hiểm thân tàu với toàn bộ số lượng tàu xa bờ khoảng 31.000 tàu với mức như trước đây là 90% thì ngân sách nhà nước không kham nổi. Dự thảo nghị định mới về bảo hiểm thân tàu sẽ chỉ khoảng 70% đối tất cả với tàu xa bờ (bao gồm cả tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP).

Vấn đề duy tu tàu cũng sẽ được chú trọng và chặt chẽ hơn. Tàu duy tu xong và có đăng kiểm thì sẽ được hỗ trợ một lần, để giảm tình trạng tàu hỏng hóc. Nghị định mới này cũng chú trọng đầu tư để bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản ngoài khơi xa...

PV: Trong Chiến lược về Phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 339 của Thủ tướng phê duyệt theo hướng giảm dần khai thác, tăng nuôi trồng thủy sản. Vậy ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Trung: Đúng là theo Quyết định số 339 của Thủ tướng phê duyệt về Chiến lược về Phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2030, chúng ta đã định hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản. Tuy nhiên, việc giảm khai thác cũng đã vạch ra lộ trình thực hiện chứ không phải giảm ngay.

Số lượng tàu đến năm 2030 sẽ giảm xuống còn 83.000 tàu (tàu khai thác ven bờ, vùng lộng, xa bờ), tương ứng với nguồn lợi thủy sản mà gần đây chúng ta đã điều tra, tính toán. Hiện quy hoạch về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được xây dựng và đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cùng với việc giảm sản lượng khai thác, trong thời gian tới chúng ta sẽ tập trung đầu tư vào hỗ trợ các khâu: Sơ chế, bảo quản, chế biến để gia tăng giá trị thủy sản.        

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Quân đội nhân dân
Đăng ngày 19/04/2022
Nguyễn Kiểm
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 09:52 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 07:05 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 07:05 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 07:05 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 07:05 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 07:05 22/06/2025
Some text some message..