Giải pháp phòng trị hiệu quả EHP trên tôm nuôi bằng công nghệ Nano

EHP là dịch bệnh nghiêm trọng thường xuất hiện trên tôm thẻ, loại bệnh này khó can thiệp và phòng ngừa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano thảo dược được xem là xu hướng phòng ngừa hiệu quả bệnh trên tôm, hứa hẹn là giải pháp thay thế các hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm.

ao nuôi tôm
Phòng trị hiệu quả EHP trên tôm nuôi bằng công nghệ Nano.

1. EHP và các biện pháp phòng ngừa

EHP là gì?

EHP là bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, làm tôm chậm lớn và có thể ngừng lớn. EHP thường ký sinh trên gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy cản trở tôm hấp thụ dinh dưỡng và khiến chúng còi cọc, suy giảm sức đề kháng.

Cơ chế gây bệnh EHP

Với ký sinh trùng nội bào khác, vi bào tử trùng EHP được bao quanh bởi vách bào tử gồm lớp ngoài (exspore) dày 10 nm và lớp trong (endospore) dày 2 nm. Bên cạnh đó, vách bào tử còn bảo vệ các thành phần khỏi điều kiện khắc nghiệt, giúp chúng có khả năng chống chịu được với môi trường trong quá trình giải phóng/phát tán. Chúng bám vào và ký sinh trong gan, tụy hút các chất dinh dưỡng làm tôm chậm phát triển, từ đó cũng phát sinh ra các bệnh khác.

Bệnh Vi bào tử trùng (EHP) có hai nguồn lây nhiễm:

- Từ trong môi trường: Chúng ký sinh trên các vật chủ khác như cá, hàu, nghêu, sò,... phát triển và phát tán ra môi trường là nguồn lây nhiễm chủ yếu.

- Từ nguồn tôm giống: Nguồn tôm bố mẹ mang mầm bệnh và lây cho tôm giống, do đó khi lấy giống nuôi phải kiểm tra kỹ bằng PCR (cỡ tôm phải PL12 - PL15). Tôm giống càng lớn kiểm tra càng chính xác, tôm càng nhỏ kiểm tra không chính xác.

Tác hại của bệnh EHP trong nuôi trồng thủy sản

EHP là bệnh gây suy giảm miễn dịch ảnh hưởng tiêu cực đến sự hấp thu và tiêu hóa thức ăn mà không có những thay đổi viêm nhiễm trên tôm. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa EHP và vi khuẩn gây ra u hạt làm tăng tính nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm khi nhiễm EHP, mặc dù không gây chết hàng loạt nhưng dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và mang lại nhiều rủi ro lớn cho người nuôi, đồng thời tăng chi phí sản xuất gây thiệt hại kinh tế cho các trang trại nuôi tôm.

Biện pháp phòng ngừa EHP

- Diệt khuẩn nguồn nước nuôi

Calcium hypochloride (chlorine) ở nồng độ 30 mg/l (ppm) dùng xử lý nước có hiệu quả đối với bào tử microsporidian. Tuy nhiên, một số bào tử vi bào tử trùng vẫn sống sót bất chấp tác dụng của chlorine (Limsuwan và cộng sự, 2008). Hàm lượng cao của cặn bã và vật chất hữu cơ có thể làm giảm độc lực của chlorine và qua đó cũng giảm tác dụng tiêu diệt các giai đoạn cảm nhiễm của vi bào tử trùng. pH cao cũng là nguyên nhân làm giảm độc lực của chlorine (Zillich, 1972; Floyd, 1979). Giải pháp ngăn ngừa bệnh này bao gồm cả việc loại bỏ những vật chủ trung gian mang mầm bệnh đặc biệt là các loài cá trong những vùng nuôi tôm đã bùng phát bệnh trước khi thả giống.

- Chọn con giống

Chọn mua con giống sạch bệnh EHP bằng cách kiểm tra PCR tôm giống tuổi ≥ PL12, chiều dài cơ thể ≥ 11mm.

- Sử dụng sản phẩm phòng trị bệnh

Hiện nay, việc sử dụng thảo dược đang được quan tâm trong nuôi trồng thủy sản. Các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược được ghi nhận là liệu pháp thay thế cho một số loại thuốc và hóa chất giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản. Các chiết xuất thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng nano bằng công nghệ hiện đại, có hoạt tính sinh học mạnh đã mang lại hiệu quả nhanh gấp nhiều lần. Ngoài ra, các sản phẩm thảo dược còn có ưu điểm không chứa hóa chất độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường, con người và vật nuôi.

2. Nano Herbal EHP - sản phẩm phòng ngừa EHP hiệu quả

Nano Herbal EHP tổng hợp Artemisinin từ cây Artemisia (ngãi cứu), Andrographis paniculate từ cây Aster scaber (xuyên tâm liên) và hoóc-môn thu hút hướng dịch chuyển của vi bào tử trùng EHP, đưa về kích thước nano bằng công nghệ Gamma.


Cơ chế ức chế EHP

EHP sống ký sinh trong vật chủ như: Nghêu, hàu, ốc, hến hay các loại cá nuôi như cá chẽm, cá rô phi, chúng phóng thích ra môi trường các microsporidian… Khi nước nuôi không được xử lý triệt để chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể tôm. EHP tập trung vào gan, tụy hút dinh dưỡng của tôm, sinh sản những ổ trứng trong gan làm sưng gan dẫn đến vỡ ra, phát tán và lây lan trong môi trường ao nuôi gây nên những bệnh phổ biến: Chậm lớn, phân trắng, trống ruột, đục cơ, rớt đáy.

Hóoc-môn thu hút EHP trong môi trường ao nuôi và trong tôm ra ngoài, đồng thời kích thích sự nảy mầm của bào tử, chúng sẽ tạo ra vòi và truyền vật chất vào tế bào chủ nên dễ dàng tiếp xúc với Artemisinin và Andrographis paniculate. 

Với ưu điểm của Artemisinin và Andrographis paniculate ở cấu trúc nano sẽ xâm nhập nhanh vào cơ thể EHP làm chúng hoạt động quá mức, mất phương hướng, không thể xâm nhập vào tôm. Khi EHP sống ngoài môi trường nước ao nuôi chỉ khoảng 24-36 giờ và sẽ giảm mật độ không còn gây hại cho tôm.

Dựa trên cơ chế nêu trên, khi nuôi tôm thả giống xong ngày thứ 2 cho 1ppm Nano Herbal EHP và sau 5-7 ngày nuôi cho 1 lần, chỉ nên cho trong 60 ngày nuôi, vì sau 60 ngày nuôi tôm đã lớn kích thước trung bình cá thể trên 12g, tôm khỏe mạnh sức đề kháng tốt khó bị nhiễm EHP. Khi kiểm tra tôm nuôi thường hay bị nhiễm sau khi nuôi trên 30 ngày tuổi.

Hiện nay, Nano Herbal EHP được Nano Việt Nam Technology nghiên cứu và sản xuất đã mang lại hiệu quả phòng trị bệnh EHP trong suốt vụ nuôi. Thạc sĩ Phạm Văn Tình - nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản Nam Bộ đã sử dụng sản phẩm Nano Herbal EHP đưa vào quy trình phòng trị bệnh EHP ở các trại nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mang lại hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, có những ao tôm nhiễm EHP nhưng sau khi sử dụng Nano Herbal EHP thì tôm đã cải thiện được tình trạng bệnh và thu hoạch an toàn.


Tại hội chợ Vietshrimp Cần Thơ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/4/2023, Nano Việt Nam Technology cho ra mắt sản phẩm Nano Herbal EHP.

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Công ty Cổ phần Nano Việt Nam Technology

- Truy cập website: https://nanovietnam.tech/

- Hotline: 08 333 888 54

Đăng ngày 11/04/2023
Trà Mi @tra-mi
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:40 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 08:40 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 08:40 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 08:40 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 08:40 22/11/2024
Some text some message..