Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn

Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc cho thấy việc sử dụng thức ăn rẻ hơn với tỉ lệ C/N hợp lý vừa có thể thúc đẩy hoạt động của tôm trong hệ thống biofloc vừa giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất.

Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn
Ảnh: LL/Tepbac

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm hai yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của hai loại thức ăn tôm thương phẩm và bốn tỷ lệ C / N khác nhau đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong hệ thống bể ngoài trời nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao và không trao đổi nước.

Hai loại thức ăn được sử dụng trong nghiên cứu này là: thức ăn rẻ tiền hơn(0,99USD/1kg thức ăn) được xây dựng cho hệ thống sản xuất bán thâm canh và loại khác đắt hơn (1,75USD/1kg) được thiết kế cho các hệ thống siêu thâm canh. Carbon hữu cơ (mật đường) được bổ sung hàng ngày để cung cấp cho hệ thống nuôi, tỷ lệ carbon được tính toán cho tỷ lệ nitơ (C / N) là 12: 1, 15: 1 và 18: 1 dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và hàm lượng carbon của mật đường trong suốt thử nghiệm. Và một nhóm đối chứng có tỷ lệ C / N là 9: 1. Mỗi nghiệm thức có bốn bể được phân bố ngẫu nhiên, và mỗi bể chứa đầy 500L nước giàu biofloc. Tôm vị thành niên (kích thước 2,21 ± 0,11 g) được thả mật độ 300 con/m3 và thí nghiệm tiến hành trong 6 tuần.

Tại sao tỉ lệ C/N lại quan trọng?

Tôm thẻ chân trắng thái bình dương là một loại tôm có giá trị thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên việc phát triển nuôi loài tôm này đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để giảm thiệt hại một mô hình nuôi đã được đưa ra là nuôi tôm trong hệ thống biofloc không trao đổi nước. Việc sử dụng biofloc có thể kiểm soát chất lượng nước bằng việc loại bỏ các nguyên tố N độc hại đồng thời cải thiện sử dụng thức ăn và tăng trưởng tôm nuôi.

Tỉ lệ C/N đối với hầu hết thức ăn thương mại được thiết kế để sử dụng trong hệ thống nuôi thâm canh là 10:1. Các báo cáo trước đây cho thấy khi điều chỉnh tỷ lệ C/N một cách hợp lý sẽ kích thích các hoạt động miễn dịch và chống stress của vật nuôi tốt hơn rất nhiều. Góp phần gia tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm/cá nuôi.


Bổ sung carbohydrate hoặc carbon hữu cơ ngoài những gì có sẵn từ thức ăn có thể làm tăng tỷ lệ giúp phát triển biofloc. Ngoài ra trong nuôi tôm thâm canh, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50% tổng chi phí cho việc nuôi trồng. Chi phí bao gồm giá thức ăn, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn và cả 2 đều này đều liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo nhà sản xuất: thức ăn ít tốn kém hơn trong thí nghiệm được xây dựng để có 35%protein thô, 7%lipid và 4% chất xơ, thức ăn này thiết kế cho hệ thống bán thâm canh. Với thức ăn mắc tiền hơn thành phần thức ăn được xây dựng 35% protein thô, 7%lipid và 2% chất xơ được áp dụng cho mô hình nuôi siêu thâm canh.

Mật đường được sử dụng như một nguồn carbon hữu cơ để tạo ra tỉ lệ C/N. Tỷ số được xác định dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và mật đường. Vì vậy, mục đích nghiên cứu này là khám phá tác động của việc giảm lượng bổ sung cacbon hữu cơ mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của tôm để giảm chi phí đầu vào trong các hệ thống công nghệ biofloc (BFT) không thay nước.

Kết quả nghiên cứu cải tiến tỉ lệ C/N trong nuôi tôm

Khi tôm ăn hai loại thức ăn thương mại, một loại được thiết kế cho các hệ thống nuôi bán thâm canh và một cho các loại siêu thâm canh, và bổ sung môi trường nuôi cấy với các tỷ lệ C / N khác nhau (9: 1, 12: 1, 15: 1 và 18: 1) đã có tác động đáng kể đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong điều kiện nghiên cứu hiện tại.

Bắt đầu nuôi tôm với nước giàu biofloc và sau đó bổ sung một lượng nhỏ cacbon hữu cơ thường xuyên có thể duy trì hiệu quả sự phát triển liên tục của biofloc hỗn hợp trong các hệ thống nuôi tôm có mật độ cao. Tất cả bốn cấp độ C / N dẫn đến tỷ lệ sống cao với cả hai loại thức ăn được sử dụng.

Trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ thức ăn và C / N.

Chất lượng nước tốt nhất, hiệu suất tôm và FCR đạt được ở nghiệm thức có tỷ lệ C / N là 12: 1 cho cả hai loại thức ăn. Phân tích chi phí thức ăn và biến đổi cho thấy lợi ích kinh tế được cải thiện khi sử dụng thức ăn ít tốn kém hơn của SI-35 theo các điều kiện của nghiên cứu này. Hơn nữa, chi phí đầu vào có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng tỷ lệ C / N là 12: 1 do giảm mật đường và sử dụng NaHCO3 để duy trì độ pH khi tỉ lệ C/N tăng lên.


Ảnh: Agua Blanca Seafood

Tỷ lệ thức ăn và C / N có ảnh hưởng đến hiệu suất của các hệ thống nuôi tôm bằng hệ thống biofloc không trao đổi nước. Chất lượng nước tốt nhất và hiệu suất của tôm thẻ chân trắngở tỷ lệ C / N là 12: 1. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng mặc dù được nuôi với mật độ cao 300c/m3 và sử dụng thức ăn rẻ tiền nhưng nếu bổ sung mật đường hợp lý thì vẫn đảm bảo môi trường và tiết kiệm được chi phí thức ăn. 

Báo cáo được đăng trên tạp chí nuôi trồng thủy sản và aquafeed.

Đăng ngày 12/06/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 20:35 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 20:35 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 20:35 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 20:35 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:35 19/11/2024
Some text some message..