Giảm lượng xuất khẩu cá tra để tránh nguy cơ bị lỗ

Nhận định về tình hình nuôi trồng cá tra, ông Dương Tiến Thể-Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản cho biết, giá thành thấp, cộng với nguồn cung dồi dào, trong khi lượng cầu giới hạn, khiến cho người nuôi trồng cá tra bế tắc, rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan."

Nghề nuôi cá tra
Nghề nuôi cá tra Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Ông Thể cũng cho rằng việc "om hàng" sẽ kéo theo chi phí tăng lên, tuy nhiên, nếu bán ra ở thời điểm này thì khó tránh khỏi việc bị lỗ.

Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp giao ban tháng của Tổng cục thủy sản diễn ra sáng nay (31/7) tại Hà Nội. Cũng theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7, giá cá tra có xu hướng giảm so với tháng trước và diện tích nuôi cá tra năm nay thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện lượng cá tra đang tồn đọng khá lớn ở các hồ nuôi với khoảng 10.000-15.000 tấn do giá cá tra đang giảm mạnh, từ 500-1.000 đồng/kg và chỉ còn 18.500-20.000 đồng/kg.

Lý giải hiện tượng này, ông Dương Tiến Thể cho rằng sự chênh lệch cung cầu chính là yếu tố khiến cá tra đang bị mất giá, dẫn đến lượng cá tra tồn đọng lớn.

Giải pháp đặt ra trong 6 tháng cuối năm và trong thời gian tới đối với ngành nuôi trồng cá tra, theo Phó Vụ trưởng Dương Tiến Thể, là cần phải tiến hành quy hoạch tái cơ cấu ngành sản xuất này, giảm lượng xuất khẩu về mức  khoảng 1 triệu tấn/năm, hạn chế xuất khẩu ồ ạt, cân đối cung cầu nhằm tăng giá trị xuất khẩu.

Theo ông Thể, cá tra vẫn là ngành có lợi thế của nước ta, với năng suất cao (trung bình 320 tấn/ha). Tuy nhiên, giá cả thị trường xuống thấp khiến cho ngành cá tra đang đứng trước nguy cơ bị lỗ. Người dân đành phải tính toán giải pháp tạm thời đó là tim cách “hãm” nuôi, vừa tiết kiệm tối đa chi phí (đảm bảo cá tra xuất khẩu kịp lứa, với khối lượng tiêu chuẩn cá tra xuất khẩu chỉ 0,9-1kg/con) vừa chờ cơ hội tăng giá mới bán ra thị trường.

Bên cạnh đó, ông cho rằng cần có sự chung tay của các tổ chức như  VASEP, Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, cũng như cần đa dạng về các sản phẩm chế biến để giải quyết vấn đề thị trường, tìm “đầu ra” cho ngành nuôi trồng cá tra. Mặt khác, ông Thể cũng kiến nghị thêm, nếu có kho dự trữ thì việc thu mua tạm trữ sẽ là giải pháp đem lại hiệu quả trong thời điểm giá thành đang hạ đồng thời giúp người dân giải quyết vấn đề ứ đọng tại ao nuôi./.

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến ngày 30/7/2013, diện tích thả nuôi cá tra từ đầu năm đến nay là 3.568 ha (bằng 84% so với cùng kỳ năm 2012). Diện tích thu hoạch là 1.794 ha (bằng 70,6% so với cùng kỳ), sản lượng thu hoạch là 667.803 tấn (bằng 97,6% so với cùng kỳ năm 2012) và năng suất bình quân là 372 tấn/ha (năm 2012 là 269 tấn/ha).

Vietnam+
Đăng ngày 01/08/2013
THANH TÂM
Kinh tế

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 15/03/2025

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tháng 1 năm 2025

Trong tháng 1 năm 2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đối mặt với nhiều biến động, khi kim ngạch chỉ đạt hơn 66 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cá ngừ
• 11:03 11/03/2025

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 10:00 07/03/2025

Cà Mau: Giữ vững vị thế dẫn đầu trong sản xuất và xuất khẩu tôm

Cà Mau, tỉnh cực Nam của Việt Nam, từ lâu đã nổi tiếng là "thủ phủ tôm" của cả nước. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích nuôi trồng rộng lớn và sự đầu tư mạnh mẽ vào khoa học - công nghệ, Cà Mau không chỉ duy trì mà còn củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu tôm.

Tôm thẻ
• 09:46 07/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 01:17 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 01:17 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 01:17 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 01:17 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 01:17 20/03/2025
Some text some message..