Giám sát an toàn thực phẩm thủy sản: Còn nhiều khó khăn

Những năm gần đây, tình trạng sử dụng chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản đã đặt ra cho các ngành chức năng áp lực mới trong kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm thủy sản. Song, do kinh phí còn hạn hẹp, nên việc giám sát chất lượng thủy sản tiêu thụ ngoài thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.

giam sat thuc pham
Việc giám sát an toàn thực phẩm thủy sản chỉ mới dừng lại ở việc lấy mẫu tôm, còn các sản phẩm thủy sản khác vẫn chưa được thực hiện.

Việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trị bệnh cho thủy sản trong quá trình nuôi là điều tất yếu để giảm thiểu dịch bệnh. Tuy nhiên, sử dụng hóa chất, kháng sinh nhưng không tuân thủ theo quy định sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường và để lại dư lượng trong sản phẩm thủy sản, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản: Trong năm 2015, sau khi tiến hành kiểm tra, lấy 4 mẫu tôm bất kỳ tại các chợ gửi đi phân tích, đã có đến 2/4 mẫu tôm bị nhiễm kháng sinh cấm Chloramphenicol...

Từ kết quả kiểm tra của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản có thể thấy vẫn còn tình trạng người nuôi, mua thủy sản sử dụng chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng, bảo quản tôm thương phẩm. Điều đó đòi hỏi các ngành chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản, nhất là tại khâu bày bán ngoài thị trường, để đảm bảo thủy sản “ngậm” kháng sinh không đến tay người tiêu dùng.

Song, theo ông  Nguyễn Đức  Bình - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, dù được phân công giám sát an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản nói chung và thủy sản nói riêng, nhưng do kinh phí thực hiện còn hạn chế nên Chi cục chỉ tiến hành lấy mẫu giám sát hằng tháng, triển khai từ tháng 8 đến tháng 12. Đồng thời, việc lấy mẫu giám sát chỉ diễn ra ở một vài địa phương, chứ chưa thể triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Được phân bổ chỉ 45 triệu đồng để thực hiện việc giám sát chất lượng nông, lâm, thủy sản trong năm 2015, nên Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản chỉ thực hiện việc giám sát, lấy 86 mẫu nông, lâm, thủy sản để gửi ra Trung tâm Chất lượng Nông, lâm, thủy sản vùng 2 phân tích chất lượng.

Trong đó, số mẫu thủy sản chỉ dừng lại ở 4 mẫu tôm. Còn các sản phẩm thủy sản nuôi trồng khác như cá bớp, ốc hương, hay thủy sản nước ngọt... Chi cục vẫn chưa thể triển khai việc giám sát, phân tích mẫu vì không đủ kinh phí. Đồng thời, cũng do nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế nên việc kiểm tra, kiểm định chất lượng chỉ dừng lại ở địa bàn TP.Quảng Ngãi, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn... còn các huyện miền núi, công tác giám sát chất lượng vẫn còn “bỏ ngỏ”.

Ngoài những khó khăn do thiếu kinh phí, nhận thức về an toàn thực phẩm của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh thủy sản vẫn chưa đầy đủ cũng khiến công tác giám định chất lượng của Chi cục gặp phải vướng mắc. “Khi tiến hành lấy mẫu tại các chợ, hầu hết việc ghi chép, lưu hồ sơ truy xuất nguồn gốc không được các cơ sở quan tâm thực hiện, dẫn đến khó khăn cho cơ quan giám sát trong việc thu thập thông tin và truy xuất nguyên nhân khi mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm”, ông Đặng Tấn Thương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản) chia sẻ vướng mắc thường gặp nhất trong quá trình giám sát chất lượng thủy sản tại cơ sở.

“Khi tiến hành lấy mẫu tại các chợ, hầu hết việc ghi chép, lưu hồ sơ truy xuất nguồn gốc không được các cơ sở quan tâm thực hiện, dẫn đến khó khăn cho cơ quan giám sát trong việc thu thập thông tin và truy xuất nguyên nhân khi mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm" Ông ĐẶNG TẤN THƯƠNG- Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản).

Báo Quảng Ngãi, 13/07/2016
Đăng ngày 14/07/2016
Bài, ảnh: Ý THU
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 02:01 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 02:01 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 02:01 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:01 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 02:01 26/11/2024
Some text some message..