Giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi và tôm xuất khẩu

Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; phải công bố dịch, công khai các cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.

Giám sát bệnh trên tôm
Ảnh minh họa. Nguồn: tepbac.com

Theo báo cáo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), 11 tháng năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm nuôi có chững lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi. Gần 50.000/667.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh như bệnh đốm trắng, viêm gan tụy, đầu vàng… Đặc biệt, hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.

Nguyên nhân dịch bệnh là do một số địa phương chậm hoặc chưa phê duyệt và cấp kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng nuôi thâm canh đan xen với nuôi quảng canh dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh…

Theo Bộ NN&PTNT, định hướng đến năm 2020, toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có hơn 600.000ha tôm nuôi nước lợ, giảm so với năm 2014 nhằm nâng cao chất lượng tôm thương phẩm. Trong đó, hạ diện tích tôm thẻ chân trắng xuống chỉ còn 150.000 ha, đưa diện tích tôm sú lên trở lại khoảng 550.000ha. Đồng thời, phải đẩy mạnh mô hình xen canh tôm lúa.

Cùng với đó, Bộ NN&PTNT đã đặt mục tiêu phát triển 200.000-250.000 ha tôm-lúa, sản lượng tôm thương phẩm 100.000-150.000 tấn, nông dân sẽ có doanh thu trên 20.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD.

Để đạt mục tiêu đề ra cũng như hạn chế những tồn tại đang diễn ra do dịch bệnh trên tôm nuôi, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường. Đồng thời giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh; phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.

Cùng với đó, khuyến cáo các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh; đặc biệt chú ý hiện tượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.

Người nuôi tôm đang hi vọng vào dịp cuối năm giá tôm sẽ tăng do các nhà máy tăng cường chế biến để cung cấp theo đơn đặt hàng của các nước nhập khẩu phục vụ Noel và năm mới.

Thời báo Tài chính Việt Nam, 19/11/015
Đăng ngày 23/11/2015
Diệu Hoa
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 19:24 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 19:24 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 19:24 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 19:24 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 19:24 06/10/2024
Some text some message..